Thân gửi những bạn đồng đội thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải và Lực Lượng Hải Tuần.
I. Phần Mở Đầu
Cuộc chiến tranh tại Việt Nam giữa hai khối Quốc Gia và Cộng Sản diễn ra dưới nhiều hình thái trong đó đôi bên tìm đủ mọi cách để chiếm lợi thế và loại đối thủ ra ngoài vòng chiến. Nhiều sách báo và phim ảnh đã phân tích tỉ mỉ và tường thuật rất rõ ràng về những trận đánh nổi tiếng như Tết Mậu Thân, Hạ Lào, Quảng Trị, Kontum, An Lộc v.v... trong đó quân số đôi bên tham chiến lên tới nhiều sư đoàn. Tuy nhiên, ngoài mặt “nổi” hay chiến tranh qui ước nêu trên được nhiều người biết đến, còn có mặt “chìm” hay chiến tranh đặc biệt ít được phổ biến.
Nói tới chiến tranh đặc biệt, ngay kẻ trong cuộc cũng chỉ biết được phần nhiệm của mình, còn người bên ngoài lại càng không rõ, ngoài cái tên Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB). Nhìn chung, LLĐB gồm nhiều quân binh chủng thuộc QLVNCH, đôi khi có cả dân sự, có nhiệm vụ xâm nhập hậu phương hay vùng địch kiểm soát bằng những toán nhỏ để thu thập tin tức tình báo, phá hoại, bắt cóc hay tuyên truyền. Vì những cuộc hành quân “trong bóng tối” này rất nguy hiểm nên đại đa số nhân viên thuộc LLĐB đều là người tình nguyện. Chúng ta thường nghe nhắc đến những toán Lôi Hổ, Delta, Biệt Cách Dù v.v... thuộc Bộ Binh hoặc Phi Đoàn 219 của Không Quân, còn riêng về Hải Quân, ngoài lực lượng Biệt Hải, phần còn lại vẫn còn bao trùm trong màn bí mật.
Trong mỗi cuộc hành quân đặc biệt xâm nhập hậu tuyến địch, nhất là tại những vùng “ngoại biên” (ngoài lãnh thổ VNCH) như Bắc Việt, Lào, Cam Bốt, lực lượng tham dự thường chia làm hai thành phần: toán hành động, thường được gọi tắt là “toán” (team) có nhiệm vụ “đổ bộ” để thi hành công tác được trao phó và toán yểm trợ chịu trách nhiệm chuyên chở, đổ và bốc toán hành động cũng như yểm trợ hỏa lực khi cần. Các toán Bộ Binh vì không có phương tiện chuyên chở và yểm trợ cơ hữu như phi cơ hay tầu bè và nên chỉ có thể đảm nhiệm công tác hành động. Ngược lại, Không Quân vì không có toán hành động riêng nên chỉ có thể thi hành công tác chuyên chở và yểm trợ. Riêng Hải Quân là quân chủng duy nhất có thể tự đảm trách những cuộc hành quân đặc biệt vì trong tổ chức đã có đủ hai thành phần quan yếu nói trên.
Ngoài ra, trong khi những cuộc hành quân đặc biệt do Phi Đoàn 219 và các toán Lôi Hổ, Delta v.v... chịu trách nhiệm phần lớn chỉ xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam, Lào hay Cam Bốt, còn các vụ xâm nhập lãnh thổ Bắc Việt về sau này hầu như hoàn toàn do Hải Quân VNCH tự đảm trách bằng những đơn vị cơ hữu. Thành phần hành động của Hải Quân là Lực Lượng Biệt Hải, còn đơn vị yểm trợ và chuyên chở được gọi là Lực Lượng Hải Tuần (LLHT). Về phương diện hành quân, LLHT là đơn vị duy nhất thuộc LLĐB có thể tự thi hành một số công tác đặc biệt tại Bắc Việt như pháo kích các mục tiêu trên bờ, bắt giữ các ngư phủ để khai thác tin tức tình báo, thả truyền đơn v.v... mà không cần sự trợ giúp của các lực lượng khác. Cả hai Lực Lượng Hải Tuần và Biệt Hải nằm dưới quyền chỉ huy của Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVZH).
Cuộc chiến tranh tại Việt Nam giữa hai khối Quốc Gia và Cộng Sản diễn ra dưới nhiều hình thái trong đó đôi bên tìm đủ mọi cách để chiếm lợi thế và loại đối thủ ra ngoài vòng chiến. Nhiều sách báo và phim ảnh đã phân tích tỉ mỉ và tường thuật rất rõ ràng về những trận đánh nổi tiếng như Tết Mậu Thân, Hạ Lào, Quảng Trị, Kontum, An Lộc v.v... trong đó quân số đôi bên tham chiến lên tới nhiều sư đoàn. Tuy nhiên, ngoài mặt “nổi” hay chiến tranh qui ước nêu trên được nhiều người biết đến, còn có mặt “chìm” hay chiến tranh đặc biệt ít được phổ biến.
Nói tới chiến tranh đặc biệt, ngay kẻ trong cuộc cũng chỉ biết được phần nhiệm của mình, còn người bên ngoài lại càng không rõ, ngoài cái tên Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB). Nhìn chung, LLĐB gồm nhiều quân binh chủng thuộc QLVNCH, đôi khi có cả dân sự, có nhiệm vụ xâm nhập hậu phương hay vùng địch kiểm soát bằng những toán nhỏ để thu thập tin tức tình báo, phá hoại, bắt cóc hay tuyên truyền. Vì những cuộc hành quân “trong bóng tối” này rất nguy hiểm nên đại đa số nhân viên thuộc LLĐB đều là người tình nguyện. Chúng ta thường nghe nhắc đến những toán Lôi Hổ, Delta, Biệt Cách Dù v.v... thuộc Bộ Binh hoặc Phi Đoàn 219 của Không Quân, còn riêng về Hải Quân, ngoài lực lượng Biệt Hải, phần còn lại vẫn còn bao trùm trong màn bí mật.
Trong mỗi cuộc hành quân đặc biệt xâm nhập hậu tuyến địch, nhất là tại những vùng “ngoại biên” (ngoài lãnh thổ VNCH) như Bắc Việt, Lào, Cam Bốt, lực lượng tham dự thường chia làm hai thành phần: toán hành động, thường được gọi tắt là “toán” (team) có nhiệm vụ “đổ bộ” để thi hành công tác được trao phó và toán yểm trợ chịu trách nhiệm chuyên chở, đổ và bốc toán hành động cũng như yểm trợ hỏa lực khi cần. Các toán Bộ Binh vì không có phương tiện chuyên chở và yểm trợ cơ hữu như phi cơ hay tầu bè và nên chỉ có thể đảm nhiệm công tác hành động. Ngược lại, Không Quân vì không có toán hành động riêng nên chỉ có thể thi hành công tác chuyên chở và yểm trợ. Riêng Hải Quân là quân chủng duy nhất có thể tự đảm trách những cuộc hành quân đặc biệt vì trong tổ chức đã có đủ hai thành phần quan yếu nói trên.
Ngoài ra, trong khi những cuộc hành quân đặc biệt do Phi Đoàn 219 và các toán Lôi Hổ, Delta v.v... chịu trách nhiệm phần lớn chỉ xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam, Lào hay Cam Bốt, còn các vụ xâm nhập lãnh thổ Bắc Việt về sau này hầu như hoàn toàn do Hải Quân VNCH tự đảm trách bằng những đơn vị cơ hữu. Thành phần hành động của Hải Quân là Lực Lượng Biệt Hải, còn đơn vị yểm trợ và chuyên chở được gọi là Lực Lượng Hải Tuần (LLHT). Về phương diện hành quân, LLHT là đơn vị duy nhất thuộc LLĐB có thể tự thi hành một số công tác đặc biệt tại Bắc Việt như pháo kích các mục tiêu trên bờ, bắt giữ các ngư phủ để khai thác tin tức tình báo, thả truyền đơn v.v... mà không cần sự trợ giúp của các lực lượng khác. Cả hai Lực Lượng Hải Tuần và Biệt Hải nằm dưới quyền chỉ huy của Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVZH).
Trước khi tìm hiểu thêm về mặt tổ chức
cũng như những hoạt động của SPVZH, tưởng cũng nên minh xác đôi điều để
tránh mọi hiểu lầm đáng tiếc. Bài viết này căn cứ phần lớn vào những
điều chúng tôi biết và còn nhớ qua 5 năm liên tiếp đảm nhiệm chức vụ Hạm
Phó cũng như Hạm Trưởng nhiều khinh tốc đĩnh (PTF - Patrol Torpedo
Fast) thuộc LLHT và đã tham dự trên 100 chuyến công tác đủ loại tại hải
phận Bắc Việt từ năm 1965 đến 1970. Một số biến cố xảy ra trước và sau
khoảng thời gian này chúng tôi chỉ được nghe kể lại hoặc thâu thập được
trong những cuộc phỏng vấn những người trong cuộc mới đây. Vì vậy, dù cố
gắng trình bày sự thật khách quan, nhưng thời gian thế nào cũng làm trí
nhớ mai một phần nào, nên không sao tránh khỏi sai sót, mong những vị
“biết chuyện”, nhất là các bạn đồng đội cũ vui lòng đóng góp ý kiến và
bổ khuyết để trang Hải Sử về LLHT được thêm phần trung thực. Chúng tôi
cũng minh xác chỉ muốn trình bày sự thật, không hề có ý phê bình hoặc
chỉ trích bất cứ ai, đặc biệt với những người chúng tôi hằng mến mộ và
kính phục là các tác giả Việt - Mỹ đã bỏ công lao nghiên cứu, sưu tầm
tài liệu và viết về SPVZH và LLHT. Trân trọng cám ơn.
Vì SPVZH là một đơn vị thuộc LLĐB, tưởng
cũng nên duyệt qua phần nhân sự cũng như tổ chức của lực lượng này để
việc theo dõi được mạch lạc và dễ hiểu hơn.
II. Sơ Lược Về Các Tổ Chức Xâm Nhập Miền Bắc
Ngay sau khi hiệp định đình chiến Genève
phân chia hai miền Nam - Bắc Việt Nam vừa được ký kết vào năm 1954,
Giám Đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) là ông Allen Dulles đã chỉ thị
Đại Tá Không Quân Edward Lansdale sang Việt Nam để hỗ trợ Thủ Tướng Ngô
Đình Diệm củng cố Miền Nam cũng như tổ chức những cơ sở bán quân sự nằm
vùng tại Bắc Việt trước khi Cộng Sản (CS) kiểm soát. Đại Tá Lansdale
lúc đó đang đảm nhiệm chức vụ Phó Giám Đốc Phòng Hành Quân Đặc Biệt
thuộc Bộ Quốc Phòng do Thiếu Tướng Graves Erskine làm Giám Đốc. Sở
trường của ông là điều hành những hoạt động phản du kích “mật” trong
bóng tối, trước đây đã giúp Tổng Thống Phi Luật Tân Magsaysay của Phi
Luật Tân thành công trong việc tiêu diệt loạn quân CS Huk trong khoảng
giữa thập niên 1950. Tổ chức của Đại Tá Lansdale tại Việt Nam được gọi
là Phái Bộ Quân Sự Sài Gòn (Saigon Military Mission), trong đó còn có
một chuyên viên điệp báo là Thiếu Tá Bộ Binh Lucien Conein, người sau
này nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong những cuộc chính biến dưới
thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Ngay trước khi miền Bắc được trao cho
CS, nhiều nhân viên dân sự người Việt do Đại Tá Lansdale tuyển mộ, đa số
thuộc sắc tộc Nùng sinh trưởng tại vùng Móng Cái gần Hải Phòng và biên
giới Hoa - Việt, đã được gửi sang đảo Saipan để huấn luyện về kỹ thuật
xâm nhập, nằm vùng và phá hoại. Khi Việt Nam chính thức bị chia đôi, họ
đã được huấn luyện thuần thục và chia thành từng toán nhỏ, sau đó được
các chiến hạm Hoa Kỳ thuộc Đệ Thất Hạm Đội đổ bộ vào khu vực bờ biển gần
nguyên quán. Những nhân viên này được lệnh trà trộn với thân nhân, “nằm
yên” không hoạt động gì cả cho tới khi nhận được chỉ thị. Vũ khí, máy
truyền tin và vàng đã được dấu sẵn trước tại những địa điểm bí mật để
phòng khi cần tới. Một trong những “điệp viên chìm” trong thời gian này
là Phạm Xuân Ẩn, nhưng Đại tá Lansdale không biết hắn là một tên VC nằm
vùng được cài vào tổ chức của mình.
Về phần Nam Việt Nam, sau khi tình hình tương đối ổn định, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng tổ chức riêng những cơ quan tình báo đặc biệt trực thuộc Phủ Tổng Thống do Bác Sĩ Trần Kim Tuyến người Huế đứng đầu. Một trong những bộ phận dưới quyền Bác Sĩ Tuyến, chuyên đảm nhiệm các hoạt động Biệt Kích là Sở Liên Lạc do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy, Đại Tá Trần Khắc Kinh phụ tá. Người lo việc tuyển mộ nhân viên cho Sở Liên Lạc là Đại Úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại Tá Lê Quang Tung, lúc đó còn đảm nhiệm chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ. Ngoài ra, ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn cũng có những tổ chức điệp báo riêng biệt tại Miền Trung.
Sở Liên Lạc chia thành 3 bộ phận chính, đó là Sở Bắc, Sở Nam và Liên Đội Quan Sát.
1. Sở Bắc
Sở Bắc còn được gọi là Phòng 45 do Đại Úy Bộ Binh Ngô Thế Linh (sau này được thăng đến cấp Đại Tá), bí danh là “Bình” điều khiển. Tuy được mệnh danh là Sở Bắc nhưng cơ quan này không những chỉ đảm nhiệm các hoạt động Biệt Kich ở Bắc Việt, mà còn tổ chức những cuộc hành quân mật trên đất Lào và Cam Bốt. Tóm lại, Sở Bắc chịu trách nhiệm về những hoạt động Biệt Kích bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
2. Sở Nam
Sở Nam hay Phòng 55 do Đại Úy Bộ Binh Trần Văn Minh chỉ huy, chịu trách nhiệm về những hoạt động Biệt Kích trong lãnh thổ VNCH.
3. Liên Đội 1 Quan Sát
Ngoài hai Sở Nam và Bắc, Sở Liên Lạc còn có một cơ cấu đặc biệt ít người biết đến, đó là Liên Đội Quan Sát 1 được thành lập vào năm 1956 với sự trợ giúp của Ngũ Giác Đài và CIA Hoa Kỳ.
Bề ngoài, Liên Đội chỉ là một tổ chức thông thường với một số nhân viên trực thuộc về mặt hành chánh, nhưng mọi công tác đều do Sở Liên Lạc điều động. Những nhân viên của Liên Đội được đặc biệt huấn luyện để thi hành các công tác “nằm vùng” ngay tại Miền Nam trong trường hợp nơi này bị rơi vào tay CS sau cuộc Tổng Tuyển Cử theo tinh thần hiệp định Genève. Mãi cho tới năm 1958 dù cuộc tuyển cử đã bị hủy bỏ, các toán công tác thuộc Liên Đội vẫn còn thực hiện những vụ chôn giấu vũ khí, chất nổ, máy truyền tin, vàng v.v... để chuẩn bị cho những công tác “nằm vùng” khi cần.
Về phần Nam Việt Nam, sau khi tình hình tương đối ổn định, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng tổ chức riêng những cơ quan tình báo đặc biệt trực thuộc Phủ Tổng Thống do Bác Sĩ Trần Kim Tuyến người Huế đứng đầu. Một trong những bộ phận dưới quyền Bác Sĩ Tuyến, chuyên đảm nhiệm các hoạt động Biệt Kích là Sở Liên Lạc do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy, Đại Tá Trần Khắc Kinh phụ tá. Người lo việc tuyển mộ nhân viên cho Sở Liên Lạc là Đại Úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại Tá Lê Quang Tung, lúc đó còn đảm nhiệm chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ. Ngoài ra, ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn cũng có những tổ chức điệp báo riêng biệt tại Miền Trung.
Sở Liên Lạc chia thành 3 bộ phận chính, đó là Sở Bắc, Sở Nam và Liên Đội Quan Sát.
1. Sở Bắc
Sở Bắc còn được gọi là Phòng 45 do Đại Úy Bộ Binh Ngô Thế Linh (sau này được thăng đến cấp Đại Tá), bí danh là “Bình” điều khiển. Tuy được mệnh danh là Sở Bắc nhưng cơ quan này không những chỉ đảm nhiệm các hoạt động Biệt Kich ở Bắc Việt, mà còn tổ chức những cuộc hành quân mật trên đất Lào và Cam Bốt. Tóm lại, Sở Bắc chịu trách nhiệm về những hoạt động Biệt Kích bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
2. Sở Nam
Sở Nam hay Phòng 55 do Đại Úy Bộ Binh Trần Văn Minh chỉ huy, chịu trách nhiệm về những hoạt động Biệt Kích trong lãnh thổ VNCH.
3. Liên Đội 1 Quan Sát
Ngoài hai Sở Nam và Bắc, Sở Liên Lạc còn có một cơ cấu đặc biệt ít người biết đến, đó là Liên Đội Quan Sát 1 được thành lập vào năm 1956 với sự trợ giúp của Ngũ Giác Đài và CIA Hoa Kỳ.
Bề ngoài, Liên Đội chỉ là một tổ chức thông thường với một số nhân viên trực thuộc về mặt hành chánh, nhưng mọi công tác đều do Sở Liên Lạc điều động. Những nhân viên của Liên Đội được đặc biệt huấn luyện để thi hành các công tác “nằm vùng” ngay tại Miền Nam trong trường hợp nơi này bị rơi vào tay CS sau cuộc Tổng Tuyển Cử theo tinh thần hiệp định Genève. Mãi cho tới năm 1958 dù cuộc tuyển cử đã bị hủy bỏ, các toán công tác thuộc Liên Đội vẫn còn thực hiện những vụ chôn giấu vũ khí, chất nổ, máy truyền tin, vàng v.v... để chuẩn bị cho những công tác “nằm vùng” khi cần.
III. Các Đường Xâm Nhập
Tới năm 1958, khi tình hình miền Nam đã tương đối ổn định, Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới chính thức yêu cầu Hoa Kỳ trợ giúp để thực hiện những hoạt động Biệt Kích tại Bắc Việt. Vì vậy, khi ông Wìlliams Colby thuộc CIA được cử đến Sài Gòn vào ngày 1 tháng giêng năm 1959 để sắp đặt các cơ sở cần thiết, những hoạt động Biệt Kích phối hợp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới được chính thức bắt đầu. Nhìn chung các hoạt động xâm nhập Miền Bắc gồm 2 ngả chính là đường hàng không và đường biển.
1. Xâm Nhập Bằng Đường Hàng Không
Về đường hàng không, thoạt tiên, CIA mướn một số phi công thuộc công ty Hàng Không Trung Hoa (China Air Lines - CAL) ở Đài Bắc để huấn luyện những phi công Việt Nam. Sau này, Phi Đoàn Vận Tải của Không Quân Việt Nam do Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ làm Phi Đoàn Trưởng kiêm luôn những chuyến bay thả dù đặc biệt ngoài Bắc.
Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 27 tháng 5 năm 1961 do chính Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ là phi công chính của chiếc phi cơ C-47. Bốn nhân viên của toán Caster được thả dù xuống một vùng rừng núi thuộc tỉnh Sơn La. Họ đều là người Nùng gốc Sơn La, nguyên là quân nhân thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh, một đơn vị có đa số quân nhân thuộc gốc người thiểu số miền Bắc di chuyển vào miền Nam. Toán Caster được đặt dưới quyền điều động của Sở Khai Thác Địa Hình thuộc Phòng 45 tức là Sở Bắc. Trưởng toán Caster tên là Hà Văn Chấp. Sau khi hoàn tất công tác thả toán, phi cơ của Trung Tá Kỳ rời khỏi Bắc Việt an toàn bằng ngả không phận Lào.
2. Xâm Nhập Bằng Đường Biển
Các hoạt động xâm nhập Bắc Việt bằng đường biển đã được khởi sự rất sớm, chỉ vài năm sau khi chia đôi đất nước. Những vụ xâm nhập bắt đầu vào năm 1956 khi Sở Liên Lạc cần một số ghe gỗ để chở nhân viên tăng cường cũng như tiếp tế vật liệu cho những toán “nằm vùng” ngoài Bắc bằng đường biển.
Lúc đầu, chỉ có 6 nhân viên dân sự nguyên quán tỉnh Quảng Bình di cư được tuyển mộ tại Nha Trang để gia nhập lực lượng “biển” mới được thành lập này. Công tác bao gồm những chuyến đi ngắn chừng một vài ngày xâm nhập hải phận miền Bắc bằng những ghe nhỏ giống như ghe đánh cá ngoài Bắc để dễ trà trộn. Sau đó, vì nhu cầu công tác ngày một gia tăng, lực lượng xâm nhập “biển” tuyển mộ thêm nhiều nhân viên và trang bị thêm ghe lớn hơn. Lực lượng gồm toàn nhân viên dân sự này là một thành phần của Sở Bắc dưới quyền điều động của “ông Bình”, có thể được coi là tiền thân của SPVZH và LLHT sau này.
Tuy những chuyến tiếp tế và liên lạc bằng đường biển vẫn tiếp tục, nhưng mãi đến tháng 2 năm 1961, cơ quan mật vụ của Bác Sĩ Trần Quang Tuyến với sự trợ giúp cùa CIA Hoa Kỳ mới cho đổ bộ 2 điệp viên thực sự lên bờ biển Quảng Yên. Hai điệp viên này, một người gốc miền Nam, người thứ hai gốc miền Bắc tên là Phạm Chuyên lên bờ an toàn. Chuyên nguyên là một cán bộ trung cấp VC hồi chánh bằng cách vượt vĩ tuyến 17 vào năm 1959. Bí danh hoạt động của Chuyên là Ares. Sau này, có bằng cớ cho thấy Ares là một điệp viên nhị trùng.
3. Ghe Nautilus
Sau cuộc đổ bộ điệp viên này, các ghe dùng để xâm nhập hải phận Miền Bắc đều được đặt bí danh “Nautilus”, lấy tên chiếc Tiềm Thủy Đĩnh bí mật của Hạm Trường Nemo trong cuốn truyện khoa học già tưởng “20,000 Dậm Dưới Đáy Biển” của văn hào Jules Verne. Các chuyến công tác cũng được gọi là Nautilus. Trong giai đoạn này, các chuyến xâm nhập bằng đường biển đều thành công tương đối dễ dàng.
Đến lúc này, các công tác Nautilus đều do CIA điều hành. Thủy thủ đoàn Nautilus vẫn hoàn toàn là các nhân viên dân sự do CIA tuyển mộ, nhưng cũng đã có một số người nhái thuộc Hải Quân Việt Nam được CIA đặc biệt huấn luyện để thi hành những công tác phá hoại bằng chất nổ. Những người nhái này đa số thuộc toán 18 quân nhân được gửi đi thụ huấn khóa huấn luyện đặc biệt tại Đài Loan vào tháng 8 năm 1960.
Sau cuộc đổ bộ điệp viên này, các ghe dùng để xâm nhập hải phận Miền Bắc đều được đặt bí danh “Nautilus”, lấy tên chiếc Tiềm Thủy Đĩnh bí mật của Hạm Trường Nemo trong cuốn truyện khoa học già tưởng “20,000 Dậm Dưới Đáy Biển” của văn hào Jules Verne. Các chuyến công tác cũng được gọi là Nautilus. Trong giai đoạn này, các chuyến xâm nhập bằng đường biển đều thành công tương đối dễ dàng.
Đến lúc này, các công tác Nautilus đều do CIA điều hành. Thủy thủ đoàn Nautilus vẫn hoàn toàn là các nhân viên dân sự do CIA tuyển mộ, nhưng cũng đã có một số người nhái thuộc Hải Quân Việt Nam được CIA đặc biệt huấn luyện để thi hành những công tác phá hoại bằng chất nổ. Những người nhái này đa số thuộc toán 18 quân nhân được gửi đi thụ huấn khóa huấn luyện đặc biệt tại Đài Loan vào tháng 8 năm 1960.
IV. Thay Đổi Hệ Thống Chỉ Huy
Ban đầu, một số công tác Nautilus xâm nhập bằng đường biển đạt được kết quả khả quan vì địch chưa kịp đề phòng cũng như ứng phó. Nhưng càng về sau, hiệu năng càng giảm sút vì địch gia tăng lực lượng duyên phòng cũng như bị phản nên nhiều chuyến công tác bằng ghe đã thất bại vì bị lộ.
Việc dùng ghe chỉ được lợi điểm có thể trà trộn với các thuyền đánh cá địa phương, nhưng nhờ khai thác tin tức từ các thủy thủ đoàn bị bắt, địch đã biết khá rành rẽ về đường đi nước bước của các chuyến xâm nhập nên cũng khó lòng lẩn tránh. Hơn nữa, các ghe Nautilus đều có vận tốc chậm và hỏa lực yếu nên không thể tự vệ khi bị phát hiện và săn đuổi.
Vì những lý do trên, Đô Đốc Harry G. Felt, Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (CINPAC - Commander In Chief, Pacific) cho rằng những tổ chức mật vụ của CIA không đủ khả năng để hoàn thành sứ mạng xâm nhập. Ông đề nghị dùng các phương tiện của Hải Quân Hoa Kỳ, trong đó có cả việc dùng tiềm thủy đĩnh thay thế cho các ghe Nautilus. Vào khoảng tháng 7-62, Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara triệu tập một buổi họp giữa Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao và CIA để tìm giải pháp. Mọi người đồng ý chuyển giao phần điều hành các hoạt động biệt kích xâm nhập Bắc Việt từ CIA qua Bộ Quốc Phòng. Việc chuyển giao sẽ được hoàn tất trong vòng một năm dưới kế hoạch mang bí danh Switchback. Tới tháng 12 năm 1962, Toán Đặc Biệt (Special Group) thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) cũng chấp thuận đề nghị của Đô Đốc Felt trước đây về việc xử dụng khinh tốc đĩnh và người nhái để đảm nhiệm những công tác đổ người lên miền Bắc. Tuy nhiên lúc đó cả tầu lẫn người nhái đều chưa có.
Kế hoạch Switchback chính thức khởi đầu vào ngày 1 tháng giêng năm 1963. Từ đó, Bộ Tư Lệnh Quân Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn (MACV - Military Assistance Command Vietnam) chính thức thay thế CIA đảm nhiệm các công tác dọc theo biên giới lúc bấy giờ đang do nhân viên CIA Gilbert Layton chỉ huy. Đại Tá Geoge Morton thay thế Layton, thành lập Toán C Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), đặt bản doanh tại Nha Trang với Layton ở lại làm phụ tá. Riêng các hoạt động ngoài Bắc, tuy do MACV điều động nhưng nhân viên CIA W.T Chenney vẫn chịu trách nhiệm. Tháng 4 năm 1963, một Trung tâm Huấn luyện LLĐB cũng được thiết lập tại Long Thành để huấn luyện các toán sẽ được thả ra ngoài Bắc trong khi CIA chuẩn bị bàn giao các hoạt động xâm nhập miền Bắc cho các giới chức quân sự.
V. Kế Hoạch 34A (OPLAN 34A)
Vào tháng 5 năm 1963, Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ chỉ thị Đô Đốc Harry G. Felt soạn thảo dự án yểm trợ chính quyền miền Nam Việt Nam thi hành những công tác đặc biệt ngoài Bắc. Tháng 6 năm 1963, Đô Đốc Felt và Bộ Tham Mưu phác họa kế hoạch hành quân sơ khởi dùng chiến thuật “đánh bất ngờ” (hit and run) với mục tiêu chiến lược buộc miền Bắc giảm bớt nỗ lực quân sự tại miền Nam. Theo kế hoạch này, quân lực VNCH đảm trách về phần nhân viên, còn Hoa Kỳ sẽ cung cấp phương tiện và huấn luyện. Kế hoạch soạn thảo sơ khởi mang tên OPLAN 34-63 được trình lên Bộ Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff) và chấp thuận trên nguyên tắc vào ngày 14 tháng 8, chỉ một vài chi tiết nhỏ được yêu cầu thay đổi. Kế hoạch được tu chỉnh và được chấp thuận lần nữa vào ngày 9 tháng 9.
Trong cuộc Hội Nghị về Việt Nam tại Honolulu vào ngày 20 tháng 10, Williams Colby, lúc đó đã được thuyên chuyển về Hoa Thịnh Đốn giữ chức vụ Giám Đốc CIA toàn vùng Viễn Đông thay vì chỉ riêng có VN như trước, ngỏ ý với Bộ Trưởng Quốc Phòng rằng, theo kinh nghiệm của CIA, kế hoạch thả các toán nhỏ vào Bắc Việt sẽ không thành công. Nhưng các giới chức cao cấp Hoa Kỳ không đồng ý, cho rằng sở dĩ CIA thất bại vì thiếu phương tiện và khả năng, do đó chỉ thị cho CIA bàn giao kế hoạch xâm nhập miền Bắc lại cho quân đội.
Trong lúc việc chuẩn bị tiến hành khả quan. một biến cố bất ngờ xảy ra khiến một số dự tính bị đảo lộn. Đó là cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 3 tháng 11 năm 1963 đã làm xáo trộn phần nhân sự về phía Việt Nam trong kế hoạch hành quân. Hai người cầm đầu ban Mật Vụ của Tổng Thống Diệm là Bác Sĩ Trần Kim Tuyến và Đại Tá Lê Quang Tung không còn nữa. Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm nhận chức Chỉ Huy Trưởng LLĐB rồi tới Đại Tá Lam Sơn Phạm Đình Thứ thay thế chỉ mấy tháng sau đó. Tuy nhiên, cả Phòng 45 tức Sở Bắc và Phòng 55 tức Sở Nam vẫn do Ngô Thế Linh và Trần Văn Minh điều khiển.
Tuy nhiên, dù gặp trở ngại nhưng các công tác biệt kích bằng đường biển vẫn được tiến hành. Trong khuôn khổ kế hoạch 34-63, vào tháng 11 năm 1963, một số người nhái thuộc toán công tác đường biển rời Đà Nẵng ra Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt để thực tập chuẩn bị cho công tác đánh phá tầu bè tại các quân cảng Bắc Việt gần vĩ tuyến 17 Bắc. Chuyến công tác được dự trù vào tháng 12 năm 1963, mục tiêu là những chiến đĩnh Bắc Việt tại căn cứ Hải Quân Quảng Khê nằm ở cửa sông Giang thuộc tỉnh Quảng Bình, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hải Quân Vùng Nam của Bắc Việt. Trước ngày công tác, các cố vấn Mỹ cho xem không ảnh căn cứ Quảng Khê. Nhưng chuyến công tác bị hủy bỏ nửa chừng vì thời tiết xấu. Một trong những người nhái tham dự là anh Vũ Văn Gương.
Cho tới cuối năm 1963, dù có tiến bộ về mặt huấn luyện, nhưng những hoạt động bìệt kích vẫn không thâu thập được thành quả khả quan như ý muốn. Lý do vì tổ chức chưa được chặt chẽ và nhân viên phần lớn vẫn còn là dân sự nên thiếu huấn luyện chuyên môn cũng như kỷ luật quân đội, do đó cần sự tham gia tích cực của QLVNCH. Để hữu hiệu hóa các hoạt động, cả CIA và MACV được chỉ thị tu chỉnh OPLAN 34-63. Sau một thời gian làm việc, kế hoạch mới tu sửa mang tên OPLAN 34A, đặt trọng tâm vào việc xâm nhập bằng đường biển, được đệ trình Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 12 (CIA gọi là Kế Hoạch Tiger). Trước đó không lâu, vào ngày 12 tháng 12, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara đã báo tin cho Đại Sứ Cabot Logde biết rằng Tổng Thống Johnson muốn đẩy mạnh những cuộc hành quân đặc biệt nhắm vào miền Bắc do lực lượng Nam Việt Nam đảm trách với sự hỗ trợ của quân lực Hoa Kỳ. Những cuộc hành quân này sẽ mang nhiều cường độ khác nhau để ngầm thông báo cho Bắc Việt rõ rằng Hoa Kỳ không chấp nhận việc CS xâm lăng miền Nam và nếu Bắc Việt cứ ngoan cố xử dụng võ lực, họ sẽ bị đánh bại. Nói tóm lại, mục đích chính của OPLAN 34A là phối hợp với các áp lực về quân sự và ngoại giao để cảnh cáo Bắc Việt không được gia tăng hoạt động ở Lào cũng như Nam Việt Nam. Như vậy, từ một kế hoạch đổ biệt kích do CIA điều khiển với mục tiêu thâu thập tin tức tình báo và phá hoại, OPLAN 34A vào giai đoạn này đã trở thành một kế hoạch nặng về chính trị.
Đáp ứng chỉ thị của thượng cấp, cũng vào ngày 15 tháng 12, Hải Quân Hoa Kỳ thành lập Toán Yểm Trợ Lưu Động (MST - Mobile Support Team) tại Đà Nẵng. Toán này gồm một số người nhái HQ (SEAL), các sĩ quan chuyên về tình báo của Thủy Quân Lục Chiến và nhiều chuyên viên hành quân Biệt Hải Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn có thủy thủ đoàn của hai Khinh Tốc Đĩnh (PT Boats) vừa mới tới Đà Nẵng. Nhiệm vụ của Toán MST là huấn luyện thủy thủ đoàn Việt Nam trong tương lai về cách xử dụng Khinh Tốc Đĩnh sẽ được dùng trong các công tác Biệt Hải, cũng như lo việc sửa chữa và yểm trợ.
Đến ngày 19 tháng 12, Bộ Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ Tại Thái Bình Dương yêu cầu Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ cho phép thi hành kế hoạch mới OPLAN 34A trong khoảng thời gian 12 tháng để trắc nghiệm.
VI. Thành Lập MACSOG Và Nha Kỹ Thuật
Một điều đáng để ý là tuy OPLAN 34A dự trù xử dụng quân lực miền Nam, nhất là quân chủng Hải Quân, nhưng phía VNCH lại không được tham khảo ý kiến khi soạn thảo để kịp thời chuẩn bị. Mãi tới ngày 21 tháng giêng năm 1964, khi kế hoạch đã được Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ đồng ý cho thi hành đợt 1, Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Logde mới thông báo với Quốc Trưởng Việt Nam Dương Văn Minh về kế hoạch OPLAN 34A cùng cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã chấp thuận kế hoạch này và yêu cầu VIệt Nam hợp tác bằng cách cho quân đội tham gia. Ngày 24 tháng giêng, Toán Hành Quân Đặc Biệt (Special Operations Group - SOG) được chính thức thành lập do Đại Tá Clyde Russell chỉ huy, dưới quyền điều động của Phái Bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV). Do đó, cơ quan đảm trách những cuộc hành quân đặc biệt này thường được gọi tắt là MACV-SOG hay MACSOG. Sau này, vào năm 1964, tên Special Operation Group được đổi là Studies and Observation Group (Toán Nghiên Cứu và Quan Sát) cho có vẻ “dân sự” hơn, nhưng tên viết tắt vẫn là MACSOG.
Nhìn chung, kế hoạch OPLAN 34A do MACSOG chịu trách nhiệm và gồm có 4 thành phần chính: thả toán bằng phi cơ, tiếp tế bằng phi cơ, hoạt động đường biển và chiến tranh tâm lý. Trong số này, toán “hàng không” có đông nhân viên nhất vì được thừa hưởng 169 nhân viên Việt Nam đa số là dân sự đang được huấn luyện tại Long Thành do CIA để lại.
Ngày 28 tháng Giêng năm 1964, cuộc chỉnh lý củaTướng Nguyễn Khánh khiến kế hoạch của MACSOG bị chậm lại vì Hoa Kỳ cần phải được sự chấp thuận và hợp tác của chính phủ mới. Tướng Khánh là một người chủ trương “Bắc Tiến” nên tới ngày 12 tháng 2, Sở Kỹ Thuật (Strategic Technical Service - STS) thuộc Bộ Quốc Phòng VNCH được thành lập do Đại Tá Trần Văn Hổ chỉ huy để hoạt động song hành với MACSOG. Sở Kỹ Thuật là hậu thân của Sở Khai Thác Địa Hình (Topographic Exploitation Service) trước đây của Đại Tá Lê Quang Tung dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Về sau, Sở Kỹ Thuật được đổi tên thành Nha Kỹ Thuật (Strategic Technical Directorate - STD).
VII. Sở Phòng Vệ Duyên Hải
Về phương diện chỉ huy, chính phủ Hoa Kỳ (Hoa Thịnh Đốn) hoàn toàn đảm nhiệm phần kiểm soát và thiết kế hành quân, MACSOC và Nha Kỹ Thuật tại Việt Nam đảm nhiệm việc thi hành. Cả MAGSOC lẫn Nha Kỹ Thuật đều hầu như không có tiếng nói hay ảnh hưởng nào về mặt đề nghị, cho phép và sắp đặt thời khóa biểu cho các cuộc hành quân.
Về phương diện tổ chức, phía Hoa Kỳ, dưới MACSOG có Phái Bộ Cố Vấn Hải Quân (Naval Advisory Detachment - NAD) hay còn được gọi là Toán Hành Quân Đường Biển (Maritime Operation Group - MAROP) chuyên lo về các cuộc hành quân biệt hải có nhiệm vụ thả biệt kích, bắn phá các tầu bè, cơ sở quân sự cũng như mở các cuộc hành quân thăm dò dọc duyên hải Miền Bắc. Về phía Việt Nam, trực thuộc Nha Kỹ Thuật có Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Coastal Security Service - CSS) làm việc hàng ngang với NAD. Hai cơ quan này thường được gọi chung là NAD/CSS đều đặt trụ sở tại tòa nhà Bạch Tượng (White Elephant) Đà Nẵng đễ dễ bề phối hợp các hoạt động. Các giới chức chỉ huy của SPVZH phối hợp khá chặt chẽ với NAD trong việc điều động nhân viên công tác, thuyết trình trước và sau mỗi cuộc hành quân v.v... Ngoài cơ quan NAD, SPVZH cũng làm việc rất chặt chẽ với toán huấn luyện và yểm trợ MST.
Trước đây, khi toán xâm nhập đường biển còn hoạt động dưới quyền điều động trực tiếp của CIA, tuy có một số nhỏ người nhái HQVN, nhưng nhân viên của những ghe Nautilus đều là dân sự. Khi kế hoạch Switchback chuyển giao quyền kiểm soát các cuộc hành quân đặc biệt từ CIA sang quân đội Hoa Kỳ, ghe Nautilus dần dần được thay thế bằng những chiến đĩnh tối tân hơn, LLHT cũng được thành lập gồm những sĩ quan và đoàn viên thuộc Hải Quân VNCH đặc biệt tuyển chọn để làm thủy thủ đoàn. LLHT đặt dưới quyền điều động của Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVZH) trực thuộc Nha Kỹ Thuật.
Đa số nhân viên SPVZH là quân nhân, trong số này phần lớn là Hải Quân, đôi khi có một số rất nhỏ thuộc Bộ Binh. SPVZH làm việc ngang hàng với cơ quan NAD của Hoa Kỳ trong việc chỉ định các toán công tác, huấn luyện và bảo trì chiến đĩnh. Về mặt hành chánh, các quân nhân Hải Quân thuộc SPVZH được coi như biệt phái từ Hải Quân. Chỉ Huy Trưởng SPVZH là một sĩ quan cao cấp Hải Quân. Các vị Chỉ Huy Trưởng SPVZH đều là những sĩ quan thâm niên, nhiều kinh nghiệm; sau này có tới bốn cựu Chỉ Huy Trưởng được thăng đến cấp Phó Đề Đốc.
Ngoài một số cơ cấu hành chánh, SPVZH có hai đơn vị trực thuộc chính, đó là Lực Lượng Hải Tuần (LLHT) và Lực Lượng Biệt Hải, đôi khi còn gọi tắt là Biệt Hải.
1. Lực Lượng Hải Tuần
LLHT là cơ cấu đông nhân viên nhất, có thể coi là thành phần nồng cốt của SPVZH, nên đôi khi có một số người, kể cả những người trong Hải Quân chỉ biết đến LLHT, ít khi nghe nói tới SPVZH. Thực sự, LLHT chỉ là một đơn vị trực thuộc SPVZH cũng như Biệt Hải. Để hiểu rõ thêm, cần thấu triệt về nhiệm vụ, doanh trại, nhân viên, trang bị và những hoạt động của LLHT.
a. Nhiệm Vụ
Nhiệm vụ chính của LLHT là thi hành những công tác hành quân đặc biệt bằng đường biển trong vùng lãnh hải Bắc Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên. Về phương diện này, có thể coi LLHT tương tự như Phi Đoàn 219 của KQVN chuyên thả các toán xâm nhập bằng trực thăng. Nhưng ngoài nhiệm vụ thả và vớt các toán Biệt Hải tại vùng duyên hải Bắc Việt, các chiến đĩnh thuộc LLHT còn thực hiện nhiều công tác riêng biệt khác như pháo kích, chận bắt tầu bè, chiến tranh tâm lý v.v... sẽ đề cập tới ở phần sau.
b. Doanh Trại
Doanh trại LLHT nằm ngay dưới chân núi Khỉ (Monkey Mountain) thuộc bán đảo Sơn Chà, Đà Nẵng, cạnh khu quân cảng Deep Water Pier, nơi các tầu chở hàng lớn của Hoa Kỳ như SEALAND cập để bốc rỡ hàng hoặc các tầu đổ bộ thuộc Hải Quân Hoa Kỳ ủi bãi. Doanh trại này cách Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải không xa. Từ Đà Nẵng đi vào, phải đi qua trạm kiểm soát tại Cầu Trắng, thấy bãi ủi Deep Water Pier ở bên trái rồi tới trại LLHT ở bên phải. Xa hơn nữa là các cơ sở thuộc BTL/HQ/V1DH.
Trại gồm hai dãy nhà một tầng, mái lợp fibro-xi măng nằm song song, dãy nhà trên cao gần chân núi dành cho sĩ quan và dãy nhà phía dưới gần đường lộ dành cho thủy thủ đoàn. Khu nhà sĩ quan được chia ra thành nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng dành cho 2 sĩ quan. Cứ hai phòng có chung một nhà tắm. Khu đoàn viên gồm những nhà dài, không chia thành phòng. Thủy thủ đoàn của mỗi chiến đĩnh chiếm một nhà làm phòng ngủ. Trong doanh trại, ngoài các phòng ngủ, còn có các cơ sở khác như câu lạc bộ, nhà kho v.v...
Cầu tầu PTF và các công xưởng sửa chữa cũng như bảo trì của MST nằm gần Deep Water Pier, đối diện với khu doanh trại qua con đường nhỏ.
c. Trang Bị
Kể từ khi Toán Xâm Nhập Đường Biển mới thành hình vào năm 1956 cho tới lúc SPVZH chính thức thành lập vào đầu năm 1964, các phương tiện chuyên chở thay đổi tùy theo thời gian và nhu cầu công tác. Mới đầu, toán xâm nhập dùng ghe loại đánh cá, sau đó đến các loại tầu bè tối tân hơn như duyên tốc đĩnh PCF và cuối cùng là loại khinh tốc đĩnh PTF.
- Ghe Nautilus
Như chúng ta đã biết, thoạt đầu khi Lực Lượng Xâm Nhập Đường Biển được thành lập và do CIA chỉ huy, phương tiện hoạt động duy nhất là các ghe Nautilus. Đây là các ghe gỗ khá lớn dài chừng 30 thước, có mui, trông giống những ghe đánh đánh cá xa bờ ở vịnh Bắc Việt. Ghe chạy bằng buồm nhưng có gắn máy có vận tốc dưới 10 gút (hải lý/giờ). Võ khí trang bị gồm có đại liên giấu trong khoang ghe và vũ khí cá nhân của thủy thủ đoàn.
Cho tới giữa năm 1963, tại Đà Nẵng có 7 ghe đặt tên Nautilus 1 tới 7 chuyên dùng để xâm nhập hải phận miền Bắc. Lúc đó thành phần này đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô Thế Linh, trực thuộc LLĐB của Đại Tá Lê Quang Tung. Thủy thủ đoàn của những chiếc ghe Nautilus phần đông là dân sự gốc Nghệ An, Hà Tĩnh di cư hay sắc tộc Nùng sinh trưởng tại miền Bắc. Một số sĩ quan Hoa Kỳ và Việt Nam huấn luyện thủy thủ đoàn và các toán đổ bộ. Thủy thủ đoàn của mỗi ghe được thay đổi và bổ xung tùy theo nhu cầu công tác.
Vào các năm 1962-63, những ghe Nautilus xâm nhập miền Bắc nhiều lần để tiếp tế, đổ biệt kích và phá hoại thành công vì có thể dễ dàng trà trộn với ghe ngư phủ địa phương, dù vận tốc ghe này rất chậm, phải mất khoảng 24 giờ mới từ căn cứ xuất phát Đà Nẵng tới được mục tiêu Quảng Khê nằm dưới vĩ tuyến 18 Bắc. Sau này, vì bị phản bội cũng như địch biết được đường giây xâm nhập nên ghe Nautilus không còn hữu dụng. Đặc biệt trong chuyến công tác đánh phá căn cứ hải quân Quảng Khê của VC tại cửa sông Gianh vào ngày 28 tháng 6 năm 1962, vì hỏa lực yếu và vận tốc chậm nên ghe Nautilus II bị tầu VC đuổi kịp và đánh chìm. Từ đó CIA thay thế các ghe Nautilus bằng các duyên tốc đĩnh (PCF - Patrol Craft Fast) còn gọi là “Swift” nhanh hơn và hỏa lực mạnh hơn.
- Duyên Tốc Đĩnh PCF (Swift)
Vì các ghe Nautilus đã bị lỗi thời không còn thích hợp để xử dụng trong các công tác xâm nhập miền Bắc nên vào giữa năm 1963, ba duyên tốc đĩnh đĩnh mới loại PCF (Patrol Craft Fast) còn được gọi là Swift được dùng để thay thế. Đây là loại duyên tốc đĩnh tương đối nhỏ, tầm hoạt động chỉ lên đến Đồng Hới. Sau này, trong chương trình Việt Hóa chiến tranh, HQVNCH được trang bị rất nhiều loại duyên tốc đĩnh này để thành lập những Hải Đội Duyên Phòng.
Swift là loại tuần duyên đĩnh mũi ngắn, sườn nhôm, dài chừng 50 bộ do hãng đóng tầu Seward Seacraft ở Burwick, Louisiana chế tạo. Tầu trọng tải 19 tấn, tầm nước 3.5 bộ, gắn 2 máy diesel và có vận tốc tối đa chừng 28 gút. Vũ khí trang bị gồm có một đại liên 50 (12 ly7) gắn trên nóc phòng lái; sân sau có một súng cối 81 ly trực xạ trên gắn đại liên 50. Thủy thủ đoàn gồm có 5 người.
So với loại ghe Nautilus, duyên tốc đĩnh Swift tuy nhanh và trang bị hỏa lực khá mạnh nhưng tầm hoạt động tương đối ngắn, chỉ lên đến Đồng Hới. Tuy vậy, Swift vẫn không phải là đối thủ của các tầu tuần duyên loại P-4 có vận tốc nhanh hơn và Swatow trang bị đại bác 37 ly của Bắc Việt. Do đó, vì nhu cầu công tác đòi hỏi, vào khoảng đầu năm 1964, SPVZH được trang bị các chiến đĩnh loại Khinh Tốc Đĩnh (PTF - Patrol Torpedo Fast) lớn hơn, tầm hoạt động xa hơn, có vận tốc cao và hỏa lực mạnh hơn. Việc xử dụng PTF và người nhái tại Việt Nam đã được Khối Hành Quân Đặc Biệt của Hoa Kỳ chính thức đề nghị trong văn kiện đề ngày 27 tháng 9 năm 1962.
- Khinh Tốc Đĩnh PTF
Tổng cộng có ba loại PTF được dùng ở Việt Nam: PTF cũ thời đệ nhị thế chiến, PTF loại “Nasty” do Na Uy chế tạo và PTF loại “Osprey” do Hoa Kỳ đóng. Điểm đặc biệt là tất cả các ống phóng ngư lôi đều được tháo gỡ vì đối thủ Bắc Việt chỉ có các loại tầu nhỏ, không phải là mục tiêu của loại vũ khí này. Súng ống trang bị trên các PTF cũng được biến cải để phù hợp với nhiệm vụ trao phó.
Các PTF được đặt dưới quyền điều động của MST, vào tháng 3/64 do Đại Úy Burton Knight chỉ huy. MST trực thuộc MACSOG tại Sài Gòn. Về hệ thống chỉ huy, trên MACSOG là SACSA (Special Assistant for Counterinsurgency and Special Activities) thuộc Ngũ Giác Đài và Hội Đồng 303 (Committee 303) thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council - NSA). Tuy nhiên, những nhân viên Hoa Kỳ ở Đà Nẵng thuộc Toán Yểm Trợ Hành Quân Hải Quân (Naval Operation Support Group) đặt căn cứ tại Coronado, California do Đại Tá Phil H. Bucklew chỉ huy. Toán này chịu trách nhiệm về các hoạt động đặc biệt của Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương cũng như quản trị nhân viên do Toán cung cấp cho SOG để xử dụng trong các hoạt động tại Việt Nam..
+ PTF Loại Cũ
Hai PTF đầu tiên được dự trù trang bị cho LLHT là loại cũ từ thời đệ nhị thế chiến (giống PT 109 của TT Kennedy), dùng máy Packard chạy bằng xăng máy bay nên còn được gọi là “tầu xăng”. Ngay từ lúc đầu, các giới chức quen thuộc với công tác Biệt Hải tại Đà Nẵng cũng như Sài Gòn đã không tán thành việc xử dụng loại PTF cũ này, nhưng Hoa Thịnh Đốn ra lệnh cứ dùng thử. Do đó, vào khoảng tháng Giêng năm 1963, Hải Quân Hoa Kỳ tân trang 2 chiến đĩnh là các PT-810 và PT-811 đang tồn trữ tại Hải Quân Công Xưởng Philadelphia.
Đây là kiểu Ngư Lôi Đĩnh dùng trong đệ nhị thế chiến nhưng được đóng vào năm 1950. Vũ khí trang bị nguyên thủy gồm ống phóng ngư lôi, 2 đại bác 40 ly một ở trước mũi và một ở sân sau, 2 đại bác 20 ly, 2 đại liên 50 bên hông. Khi sang Việt Nam, khẩu đại bác 40 ly trước mũi được cắt bỏ và thay bằng khẩu súng cối 81 ly trực xạ gắn thêm đại liên 50. Hai PT này được đổi tên là PTF-1 và PTF-2. Sau khi chạy thử, cả 2 chiếc PTF gặp khá nhiều trở ngại kỹ thuật nên được giữ lại tại công xưởng Philadelphia để sửa chữa. Vào khoảng thời gian này, Hải Quân Hoa Kỳ cũng vừa nhận được 2 chiếc PTF mới loại “Nasty” đặt mua từ Na Uy, đặt tên là PTF-3 và PTF-4.
Ngày 19 tháng giêng năm 1964, các PTF-1và PTF-2 được chiến hạm Pioneer Myth chở từ Norfolk đến Subic Bay vào đầu tháng 2 và đến Việt Nam khoảng tháng 3 năm 1964. Lúc này, các PTF-3 và PTF-4 loại “Nasty” cũng đã tới Việt Nam từ trước, vào khoảng cuối tháng 2/64. Các PTF-1 và PTF-2 được chạy thử tại Đà Nẵng và nhận thấy rằng không được an toàn và hữu hiệu vì nhiều lý do. Thứ nhất, tầu chạy bằng xăng nên có thể phát nổ dễ dàng nếu bị trúng đạn trong lúc công tác. Thứ hai máy nổ rất ồn ào, gây nhiều tiếng động nên không thích hợp cho việc thả và vớt toán vì dễ bị lộ. Thứ ba, máy rất khó tái khởi động sau khi tắt vì hơi bị kẹt trong lòng máy. Điều này rất nguy hiểm vì sau khi thả toán, chiến đĩnh có thể phải tắt máy để tránh gây tiếng động, nhưng vẫn có thể cần khởi động ngay trong trường hợp khẩn cấp. Thứ tư, máy rất khó vào số lùi. Tuy có khuyết điểm nhưng tầu xăng có hỏa lực mạnh và vận tốc tương đối cao nên rất hữu hiệu trong các công tác pháo kích hay yểm trợ hải pháo.
Ngoài các vấn đề an toàn nêu trên, vì các PTF này thuộc loại cũ không dùng đã lâu nên khó kiếm cơ phận. Hơn nữa, việc dùng chiến đĩnh chế tạo tại Hoa Kỳ cũng là một trở ngại vì theo qui luật, các phương tiện và võ khí xử dụng trong các cuộc hành quân biệt kích đều không được mang xuất xứ từ Hoa Kỳ để tránh các rắc rối về ngoại giao.
Các PTF loại cũ này tham dự một số công tác đáng kể, nhưng sau này, trong những hoạt động vào ngày 30 tháng 7 và 3 tháng 8 năm 1964, cả 2 PTF-1 và PTF-2 đều bị trở ngại về máy móc nên sau đó được thay thế bằng các PTF tối tân hơn do Na Uy chế tạo.
Tổng cộng chỉ có 2 PTF loại cũ được xử dụng trong LLHT. Một trong hai hạm trưởng của loại “tầu xăng” này kể lại như sau:
“Máy chạy để ở vị thế ngừng (idle) không được đều, tiếng máy “gầm gừ” nghe rất lạ. Sự khởi động của máy rất khó khăn. Khi khởi động máy thường phát ra tiếng nổ rất lớn và thổi ra một cục lửa lớn bằng trái banh xa chừng một thước rưỡi. Chân vịt của tầu rất lớn nên quạt nước thật mạnh, mỗi khi tầu cập cầu hay rời bến đều làm cho vịnh nổi sóng. Tầu chỉ chạy tốt với tốc độ cao, chạy chậm dễ bị chết máy. Do đó cơ khí viên rất mệt, phải luôn luôn trông chừng cho máy khỏi bị tắt. Khi máy bị tắt thì khởi động rất khó, đôi khi hết cả bình gió ép! Vận tốc của tầu rất cao, khi đi (lúc tầu nặng vì còn nhiều dầu) có thể tới 35-40 gút, khi về thì 40-45 gút. Chẳng chiếc tầu nào giám cập cạnh hoặc đối diện với tụi tôi. Chúng tôi cũng không bao giờ cập cạnh nhau. Hạm trưởng các tầu khác thường gọi chúng tôi là 2 thằng thủy quái.
Tầu được trang bị 1 đại bác 40 ly, 2 đại bác 20 ly, 2 đại liên 50 và một súng cối 81 ly gắn thêm đại liên 50. Công tác của tụi tôi là chỉ có bắn phá chứ không thả hay vớt người, thành ra rất nhàn hạ và luôn luôn thành công. Công tác của những tầu khác là thả người và vớt người nên đôi khi sai hẹn hay trở ngại vớt không được, nhiều khi đi không lại về không, có khi phải chờ dài cả cổ mới gặp được”.
Vì các ghe Nautilus đã bị lỗi thời không còn thích hợp để xử dụng trong các công tác xâm nhập miền Bắc nên vào giữa năm 1963, ba duyên tốc đĩnh đĩnh mới loại PCF (Patrol Craft Fast) còn được gọi là Swift được dùng để thay thế. Đây là loại duyên tốc đĩnh tương đối nhỏ, tầm hoạt động chỉ lên đến Đồng Hới. Sau này, trong chương trình Việt Hóa chiến tranh, HQVNCH được trang bị rất nhiều loại duyên tốc đĩnh này để thành lập những Hải Đội Duyên Phòng.
Swift là loại tuần duyên đĩnh mũi ngắn, sườn nhôm, dài chừng 50 bộ do hãng đóng tầu Seward Seacraft ở Burwick, Louisiana chế tạo. Tầu trọng tải 19 tấn, tầm nước 3.5 bộ, gắn 2 máy diesel và có vận tốc tối đa chừng 28 gút. Vũ khí trang bị gồm có một đại liên 50 (12 ly7) gắn trên nóc phòng lái; sân sau có một súng cối 81 ly trực xạ trên gắn đại liên 50. Thủy thủ đoàn gồm có 5 người.
So với loại ghe Nautilus, duyên tốc đĩnh Swift tuy nhanh và trang bị hỏa lực khá mạnh nhưng tầm hoạt động tương đối ngắn, chỉ lên đến Đồng Hới. Tuy vậy, Swift vẫn không phải là đối thủ của các tầu tuần duyên loại P-4 có vận tốc nhanh hơn và Swatow trang bị đại bác 37 ly của Bắc Việt. Do đó, vì nhu cầu công tác đòi hỏi, vào khoảng đầu năm 1964, SPVZH được trang bị các chiến đĩnh loại Khinh Tốc Đĩnh (PTF - Patrol Torpedo Fast) lớn hơn, tầm hoạt động xa hơn, có vận tốc cao và hỏa lực mạnh hơn. Việc xử dụng PTF và người nhái tại Việt Nam đã được Khối Hành Quân Đặc Biệt của Hoa Kỳ chính thức đề nghị trong văn kiện đề ngày 27 tháng 9 năm 1962.
- Khinh Tốc Đĩnh PTF
Tổng cộng có ba loại PTF được dùng ở Việt Nam: PTF cũ thời đệ nhị thế chiến, PTF loại “Nasty” do Na Uy chế tạo và PTF loại “Osprey” do Hoa Kỳ đóng. Điểm đặc biệt là tất cả các ống phóng ngư lôi đều được tháo gỡ vì đối thủ Bắc Việt chỉ có các loại tầu nhỏ, không phải là mục tiêu của loại vũ khí này. Súng ống trang bị trên các PTF cũng được biến cải để phù hợp với nhiệm vụ trao phó.
Các PTF được đặt dưới quyền điều động của MST, vào tháng 3/64 do Đại Úy Burton Knight chỉ huy. MST trực thuộc MACSOG tại Sài Gòn. Về hệ thống chỉ huy, trên MACSOG là SACSA (Special Assistant for Counterinsurgency and Special Activities) thuộc Ngũ Giác Đài và Hội Đồng 303 (Committee 303) thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council - NSA). Tuy nhiên, những nhân viên Hoa Kỳ ở Đà Nẵng thuộc Toán Yểm Trợ Hành Quân Hải Quân (Naval Operation Support Group) đặt căn cứ tại Coronado, California do Đại Tá Phil H. Bucklew chỉ huy. Toán này chịu trách nhiệm về các hoạt động đặc biệt của Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương cũng như quản trị nhân viên do Toán cung cấp cho SOG để xử dụng trong các hoạt động tại Việt Nam..
+ PTF Loại Cũ
Hai PTF đầu tiên được dự trù trang bị cho LLHT là loại cũ từ thời đệ nhị thế chiến (giống PT 109 của TT Kennedy), dùng máy Packard chạy bằng xăng máy bay nên còn được gọi là “tầu xăng”. Ngay từ lúc đầu, các giới chức quen thuộc với công tác Biệt Hải tại Đà Nẵng cũng như Sài Gòn đã không tán thành việc xử dụng loại PTF cũ này, nhưng Hoa Thịnh Đốn ra lệnh cứ dùng thử. Do đó, vào khoảng tháng Giêng năm 1963, Hải Quân Hoa Kỳ tân trang 2 chiến đĩnh là các PT-810 và PT-811 đang tồn trữ tại Hải Quân Công Xưởng Philadelphia.
Đây là kiểu Ngư Lôi Đĩnh dùng trong đệ nhị thế chiến nhưng được đóng vào năm 1950. Vũ khí trang bị nguyên thủy gồm ống phóng ngư lôi, 2 đại bác 40 ly một ở trước mũi và một ở sân sau, 2 đại bác 20 ly, 2 đại liên 50 bên hông. Khi sang Việt Nam, khẩu đại bác 40 ly trước mũi được cắt bỏ và thay bằng khẩu súng cối 81 ly trực xạ gắn thêm đại liên 50. Hai PT này được đổi tên là PTF-1 và PTF-2. Sau khi chạy thử, cả 2 chiếc PTF gặp khá nhiều trở ngại kỹ thuật nên được giữ lại tại công xưởng Philadelphia để sửa chữa. Vào khoảng thời gian này, Hải Quân Hoa Kỳ cũng vừa nhận được 2 chiếc PTF mới loại “Nasty” đặt mua từ Na Uy, đặt tên là PTF-3 và PTF-4.
Ngày 19 tháng giêng năm 1964, các PTF-1và PTF-2 được chiến hạm Pioneer Myth chở từ Norfolk đến Subic Bay vào đầu tháng 2 và đến Việt Nam khoảng tháng 3 năm 1964. Lúc này, các PTF-3 và PTF-4 loại “Nasty” cũng đã tới Việt Nam từ trước, vào khoảng cuối tháng 2/64. Các PTF-1 và PTF-2 được chạy thử tại Đà Nẵng và nhận thấy rằng không được an toàn và hữu hiệu vì nhiều lý do. Thứ nhất, tầu chạy bằng xăng nên có thể phát nổ dễ dàng nếu bị trúng đạn trong lúc công tác. Thứ hai máy nổ rất ồn ào, gây nhiều tiếng động nên không thích hợp cho việc thả và vớt toán vì dễ bị lộ. Thứ ba, máy rất khó tái khởi động sau khi tắt vì hơi bị kẹt trong lòng máy. Điều này rất nguy hiểm vì sau khi thả toán, chiến đĩnh có thể phải tắt máy để tránh gây tiếng động, nhưng vẫn có thể cần khởi động ngay trong trường hợp khẩn cấp. Thứ tư, máy rất khó vào số lùi. Tuy có khuyết điểm nhưng tầu xăng có hỏa lực mạnh và vận tốc tương đối cao nên rất hữu hiệu trong các công tác pháo kích hay yểm trợ hải pháo.
Ngoài các vấn đề an toàn nêu trên, vì các PTF này thuộc loại cũ không dùng đã lâu nên khó kiếm cơ phận. Hơn nữa, việc dùng chiến đĩnh chế tạo tại Hoa Kỳ cũng là một trở ngại vì theo qui luật, các phương tiện và võ khí xử dụng trong các cuộc hành quân biệt kích đều không được mang xuất xứ từ Hoa Kỳ để tránh các rắc rối về ngoại giao.
Các PTF loại cũ này tham dự một số công tác đáng kể, nhưng sau này, trong những hoạt động vào ngày 30 tháng 7 và 3 tháng 8 năm 1964, cả 2 PTF-1 và PTF-2 đều bị trở ngại về máy móc nên sau đó được thay thế bằng các PTF tối tân hơn do Na Uy chế tạo.
Tổng cộng chỉ có 2 PTF loại cũ được xử dụng trong LLHT. Một trong hai hạm trưởng của loại “tầu xăng” này kể lại như sau:
“Máy chạy để ở vị thế ngừng (idle) không được đều, tiếng máy “gầm gừ” nghe rất lạ. Sự khởi động của máy rất khó khăn. Khi khởi động máy thường phát ra tiếng nổ rất lớn và thổi ra một cục lửa lớn bằng trái banh xa chừng một thước rưỡi. Chân vịt của tầu rất lớn nên quạt nước thật mạnh, mỗi khi tầu cập cầu hay rời bến đều làm cho vịnh nổi sóng. Tầu chỉ chạy tốt với tốc độ cao, chạy chậm dễ bị chết máy. Do đó cơ khí viên rất mệt, phải luôn luôn trông chừng cho máy khỏi bị tắt. Khi máy bị tắt thì khởi động rất khó, đôi khi hết cả bình gió ép! Vận tốc của tầu rất cao, khi đi (lúc tầu nặng vì còn nhiều dầu) có thể tới 35-40 gút, khi về thì 40-45 gút. Chẳng chiếc tầu nào giám cập cạnh hoặc đối diện với tụi tôi. Chúng tôi cũng không bao giờ cập cạnh nhau. Hạm trưởng các tầu khác thường gọi chúng tôi là 2 thằng thủy quái.
Tầu được trang bị 1 đại bác 40 ly, 2 đại bác 20 ly, 2 đại liên 50 và một súng cối 81 ly gắn thêm đại liên 50. Công tác của tụi tôi là chỉ có bắn phá chứ không thả hay vớt người, thành ra rất nhàn hạ và luôn luôn thành công. Công tác của những tầu khác là thả người và vớt người nên đôi khi sai hẹn hay trở ngại vớt không được, nhiều khi đi không lại về không, có khi phải chờ dài cả cổ mới gặp được”.
+ PTF Na Uy (Nasty)
Vì các khuyết điểm khó khắc phục nói trên của loại tầu xăng nên khoảng cuối năm 1965, LLHT được trang bị những khinh tốc đĩnh loại “Nasty” tối tân nhất thế giới vào thời bấy giờ do Hải Quân Na Uy và Tây Đức cùng nghiên cứu và chế tạo.
Khinh tốc đĩnh Nasty do kiến trúc sư Jan H. Lingen của Na Uy vẽ kiểu sau khi tham khảo ý kiến với các sĩ quan thuộc hải quân Hoàng Gia Na Uy và tổng hợp những ưu điểm của các loại ngư lôi đĩnh PT của Hoa Kỳ và Fairmile “D” của Anh. Loại tầu tuần tiễu duyên hải này có thể mang theo thủy thủ đoàn 19 người. Chiếc Nasty đầu tiên được chế tạo cho hải quân Na Uy mang tên KNM TJELT (P-343). Tổng cộng, Na Uy chỉ đóng 42 chiếc Nasty, gồm 20 cho Na Uy, 6 cho Hy Lạp, 2 cho Thổ Nhĩ Kỳ và 14 cho Hoa Kỳ dùng tại Việt Nam.
Hai chiếc Nasty đầu tiên được giao cho Hải Quân Hoa Kỳ vào đầu năm 1963 tại Little Creek, Virginia, sau khi chạy thử, được đặt tên là PTF-3 và PTF-4 vào ngày 3 tháng 5 năm 1963, rồi được đưa đi huấn luyện tại San Diego. Ngày 17 tháng 9, hai chiến đĩnh được chiến hạm Point Defiance (Landing Ship Dock - LSĐ 31) chở đến Pearl Harbor, Hawaii rồi tới Subic Bay một tháng sau đó. Tại Subic, các PTF-3 và PTF-4 được biến cải để gắn thêm thùng đựng nhiên liệu để nâng cao tầm hoạt động, bằng cách gỡ bỏ pháo tháp 40 trước mũi, thay vào đó bằng ụ súng 81 ly trực xạ gắn thêm đại liên 50. Ngày 22 tháng 2 năm 1964, cả hai PTF được đưa lên chiến hạm Carter Hall để chở qua Việt Nam. Nhưng trong lúc đưa lên chiến hạm chuyên chở, PTF-3 bị sóng đập vào thành tầu lớn khiến vỏ bị bể, vì vậy được để lại Subic Bay để sửa chữa. Mãi đến cuối tháng 2/64, PTF-3 mới đến Đà Nẵng.
Trong thời gian đó, vào ngày 1 tháng 2 năm 1964, Na Uy lại giao thêm 4 chiếc Nasty mới là các PTF 5, 6, 7 và 8 tại hải cảng Bergen, Na Uy. Các tầu này được đưa lên chiến hạm Point Barrow (AKD-1) chở tới Subic Bay vào ngày 3 tháng 3. Sau khi được biến cải và tân trang, các Nasty này được đưa đến Việt Nam vài tháng sau đó.
Khinh tốc đĩnh Nasty có vỏ bằng ván ép nhiều lớp đặc biệt, trọng tải 75 tấn, dài khoảng 80 bộ, rộng 24.7 bộ, tầm nước 3.7 bộ phía trước, 6.10 bộ chỗ chân vịt sau lái, có thể mang 18 tấn hay 6,100 gallons dầu cặn, tầm hoạt động lên đến 1,000 hải lý với tốc độ tiết kiệm. Máy tầu loại Napier & Deltic của Anh, 18 xy lanh, vận tốc đường trường khoảng 35 gút, vận tốc tác chiến tối đa có thể lên đến 50 gút khi tầu không mang nhiều nhiên liệu..
Về vũ khí, Nasty được trang bị 1 súng cối 81 ly trực xạ gắn thêm đại liên 50 trước mũi. Sân sau lái đặt khẩu đại bác 40 ly, hai bên hông ngang đài chỉ huy gắn đại bác 20 ly. Dụng cụ hải hành gồm la bàn điện, máy dò chiều sâu và radar loại Decca có tầm hữu dụng 50 hải lý với màn ảnh chính đặt trong trung tâm chiến báo và “repeater” trên đài chỉ huy. Radar này thường được dùng để hải hành hay hải thám, nhưng khi cần, ăng ten có thể ngóc lên 15 độ để phòng không. Tuy radar thuộc loại tối tân thời bấy giờ, nhưng các mạch điện còn dùng đèn điện tử nên khi biển động, tàu nhảy sóng và bị đập mạnh xuống mắt nước, các đèn dễ bị lỏng hoặc cháy. Máy truyền tin gồm các loại âm thoại cũng như tín hiệu.
Đặc điểm của loại Nasty là vận chuyển nhẹ nhàng, cần điều khiển máy nằm ngay trên đài chỉ huy nên hạm trưởng có thể tự mình tăng hay giảm máy dễ dàng không phải “truyền lệnh” trong lúc tác chiến hay trường hợp khẩn cấp. Đài chỉ huy lộ thiên, không có chỗ ngồi và tương đối thấp để đỡ cản gió. Khi hải hành với vận tốc cao, khoảng phân nửa thân tầu về phía trước mũi hỏng lên khỏi mặt nước, nếu gặp sóng ngược, phần lớn thân tầu bị dở lên khỏi mặt nước rồi đập xuống như phi ngựa, những đứng người trên đài chỉ huy đều phải “thủ thế” để giảm bớt sức dội và đỡ bị sóng biển tạt ướt. Tuy vậy, vỏ ván ép của Nasty có sức chịu đựng rất bền bỉ, không bị bể hay nứt. Với các đặc tính này, khinh tốc đĩnh Nasty rất được các hạm trưởng ưa chuộng và trở thành xương sống của LLHT.
Vì các khuyết điểm khó khắc phục nói trên của loại tầu xăng nên khoảng cuối năm 1965, LLHT được trang bị những khinh tốc đĩnh loại “Nasty” tối tân nhất thế giới vào thời bấy giờ do Hải Quân Na Uy và Tây Đức cùng nghiên cứu và chế tạo.
Khinh tốc đĩnh Nasty do kiến trúc sư Jan H. Lingen của Na Uy vẽ kiểu sau khi tham khảo ý kiến với các sĩ quan thuộc hải quân Hoàng Gia Na Uy và tổng hợp những ưu điểm của các loại ngư lôi đĩnh PT của Hoa Kỳ và Fairmile “D” của Anh. Loại tầu tuần tiễu duyên hải này có thể mang theo thủy thủ đoàn 19 người. Chiếc Nasty đầu tiên được chế tạo cho hải quân Na Uy mang tên KNM TJELT (P-343). Tổng cộng, Na Uy chỉ đóng 42 chiếc Nasty, gồm 20 cho Na Uy, 6 cho Hy Lạp, 2 cho Thổ Nhĩ Kỳ và 14 cho Hoa Kỳ dùng tại Việt Nam.
Hai chiếc Nasty đầu tiên được giao cho Hải Quân Hoa Kỳ vào đầu năm 1963 tại Little Creek, Virginia, sau khi chạy thử, được đặt tên là PTF-3 và PTF-4 vào ngày 3 tháng 5 năm 1963, rồi được đưa đi huấn luyện tại San Diego. Ngày 17 tháng 9, hai chiến đĩnh được chiến hạm Point Defiance (Landing Ship Dock - LSĐ 31) chở đến Pearl Harbor, Hawaii rồi tới Subic Bay một tháng sau đó. Tại Subic, các PTF-3 và PTF-4 được biến cải để gắn thêm thùng đựng nhiên liệu để nâng cao tầm hoạt động, bằng cách gỡ bỏ pháo tháp 40 trước mũi, thay vào đó bằng ụ súng 81 ly trực xạ gắn thêm đại liên 50. Ngày 22 tháng 2 năm 1964, cả hai PTF được đưa lên chiến hạm Carter Hall để chở qua Việt Nam. Nhưng trong lúc đưa lên chiến hạm chuyên chở, PTF-3 bị sóng đập vào thành tầu lớn khiến vỏ bị bể, vì vậy được để lại Subic Bay để sửa chữa. Mãi đến cuối tháng 2/64, PTF-3 mới đến Đà Nẵng.
Trong thời gian đó, vào ngày 1 tháng 2 năm 1964, Na Uy lại giao thêm 4 chiếc Nasty mới là các PTF 5, 6, 7 và 8 tại hải cảng Bergen, Na Uy. Các tầu này được đưa lên chiến hạm Point Barrow (AKD-1) chở tới Subic Bay vào ngày 3 tháng 3. Sau khi được biến cải và tân trang, các Nasty này được đưa đến Việt Nam vài tháng sau đó.
Khinh tốc đĩnh Nasty có vỏ bằng ván ép nhiều lớp đặc biệt, trọng tải 75 tấn, dài khoảng 80 bộ, rộng 24.7 bộ, tầm nước 3.7 bộ phía trước, 6.10 bộ chỗ chân vịt sau lái, có thể mang 18 tấn hay 6,100 gallons dầu cặn, tầm hoạt động lên đến 1,000 hải lý với tốc độ tiết kiệm. Máy tầu loại Napier & Deltic của Anh, 18 xy lanh, vận tốc đường trường khoảng 35 gút, vận tốc tác chiến tối đa có thể lên đến 50 gút khi tầu không mang nhiều nhiên liệu..
Về vũ khí, Nasty được trang bị 1 súng cối 81 ly trực xạ gắn thêm đại liên 50 trước mũi. Sân sau lái đặt khẩu đại bác 40 ly, hai bên hông ngang đài chỉ huy gắn đại bác 20 ly. Dụng cụ hải hành gồm la bàn điện, máy dò chiều sâu và radar loại Decca có tầm hữu dụng 50 hải lý với màn ảnh chính đặt trong trung tâm chiến báo và “repeater” trên đài chỉ huy. Radar này thường được dùng để hải hành hay hải thám, nhưng khi cần, ăng ten có thể ngóc lên 15 độ để phòng không. Tuy radar thuộc loại tối tân thời bấy giờ, nhưng các mạch điện còn dùng đèn điện tử nên khi biển động, tàu nhảy sóng và bị đập mạnh xuống mắt nước, các đèn dễ bị lỏng hoặc cháy. Máy truyền tin gồm các loại âm thoại cũng như tín hiệu.
Đặc điểm của loại Nasty là vận chuyển nhẹ nhàng, cần điều khiển máy nằm ngay trên đài chỉ huy nên hạm trưởng có thể tự mình tăng hay giảm máy dễ dàng không phải “truyền lệnh” trong lúc tác chiến hay trường hợp khẩn cấp. Đài chỉ huy lộ thiên, không có chỗ ngồi và tương đối thấp để đỡ cản gió. Khi hải hành với vận tốc cao, khoảng phân nửa thân tầu về phía trước mũi hỏng lên khỏi mặt nước, nếu gặp sóng ngược, phần lớn thân tầu bị dở lên khỏi mặt nước rồi đập xuống như phi ngựa, những đứng người trên đài chỉ huy đều phải “thủ thế” để giảm bớt sức dội và đỡ bị sóng biển tạt ướt. Tuy vậy, vỏ ván ép của Nasty có sức chịu đựng rất bền bỉ, không bị bể hay nứt. Với các đặc tính này, khinh tốc đĩnh Nasty rất được các hạm trưởng ưa chuộng và trở thành xương sống của LLHT.
+ PTF Osprey
Khoảng giữa năm 1968, để thay thế cho một số chiến đĩnh Nasty vào công xưởng sửa chữa đại kỳ hay bị hư hại trong lúc tác chiến, LLHT nhận thêm một số chiến đĩnh mới cũng thuộc loại PTF nhưng có tên là “Osprey” do Hoa Kỳ chế tạo. Loại khinh tốc đĩnh này do hãng đóng tàu John Trumpy and Sons of Annapolis, Maryland sản xuất, tổng cộng chỉ có 6 chiếc.
Các chiến đĩnh Osprey được đóng mô phỏng theo loại Nasty của Na Uy, nhưng vỏ bằng nhôm thay vì bằng gỗ. Đặc biệt, loại Osprey được trang bị máy điều hòa không khí nên rất tiện nghi khi đi công tác. Nghe nói sườn và phần sau lái tầu được nhập cảng “tiền chế” từ Na Uy. Khinh tốc đĩnh Osprey tuy vỏ bằng nhôm nhưng vẫn hơi nặng hơn loại Nasty nên vận tốc kém hơn khoảng 5 gút và mức độ nhảy sóng cũng kém hơn. Vũ khí trang bị tương tự như Nasty. Tuy nhiên, vỏ nhôm của Osprey không chịu được vận tốc cao khi hoạt động trong thời tiết xấu, tầu bị sóng nâng cao và đập mạnh xuống mặt biển nên vỏ tàu bị nứt chỉ sau 6 tháng hoạt động. Vì lý do này, có 4 chiến đĩnh được đưa qua Việt Nam để thử nghiệm, nhưng sau đó lại đưa về Hoa Kỳ và trở thành các PTF 23, 24, 25 và 26 trong Hải Quân.
d. Nhân Viên
Trước khi đi sâu vào phần quan trọng và đặc biệt nhất của LLHT là lãnh vực nhân sự, cần nhắc qua về nhân viên của toán xâm nhập đường biển trước đây, có thể coi là tiền thân của LLHT và SPVZH.
Đối với công luận Hoa Kỳ và thế giới tức là về mặt nổi, những cuộc hành quân biệt kích nhắm vào miền Bắc đều do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tự đứng ra tổ chức, do đó nhân viên tham dự đều là người Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số người Đài Loan và đệ tam quốc gia do CIA tuyển mộ trong giai đoạn đầu. Cũng giống như CIA đã thuê mướn nhân viên người Đài Loan lái những máy bay C-47 thả dù Biệt Kích ngoài Bắc, CIA cũng mướn những người thuộc “quốc gia thứ ba” dự trù xử dụng trong những cuộc hành quân Biệt Hải xuất phát từ Đà Nẵng.
Thoạt kỳ thủy khi còn xử dụng ghe Nautilus, thủy thủ đoàn đều là nhân viên dân chính Việt Nam, đa số gốc người Nghệ An, Hà Tĩnh hay gốc Nùng di cư vào miền Nam. Các ghe Nautilus được ngụy trang trông rất giống các ghe đánh cá ngoài Bắc để dễ trà trộn, bởi vậy thủy thủ đoàn cũng phải là người Việt giống như ngư phủ địa phương. Toán đổ bộ phần lớn cũng là người Việt. Tuy nhiên trong một vài công tác đổ bộ đầu tiên tại vùng Móng Cái gần biên giới Việt - Hoa, có một số người nhái Trung Hoa Quốc Gia tham dự, nhưng có lẽ họ chỉ nhân cơ hội để hoạt động trên lãnh thổ Trung Cộng.
Về sau, vì nhu cầu công tác, CIA thay thế các ghe Nautilus bằng ba duyên tốc đĩnh PCF là loại tầu mới và tối tân nên các nhân viên dân sự Việt Nam không đủ khả năng điều khiển. Vì vậy CIA đã mướn một số người thuộc đệ tam quốc gia để làm thuyền trưởng. Theo các tài liệu Hoa Kỳ và trong cuộc phỏng vấn gần đây của phóng viên Thụy Điển Sven Oste, thuyền trưởng những chiếc Swift này đều là người quốc tịch Na Uy (ông Oste đã phỏng vấn 2 trong số những người Na Uy từng làm thuyền trưởng Swift tại Việt Nam). Ngoài thuyền trưởng người Na Uy, mỗi chiếc Swift thường có thêm 3 nhân viên dân chính Việt Nam: một tài công, một xạ thủ và một thông dịch viên. Ba thuyền trưởng người Na Uy này thường được gọi đùa là “dân Viking”. Họ được tuyển mộ từ Na Uy vào tháng 7/63 và đi chuyến công tác cuối cùng vào ngày 27/5/64, sau đó họ rời Việt Nam vào tháng 6/64 khi mãn giao kèo. Nhận xét chung về người Na Uy, họ là những thuyền trưởng tương đối có khả năng và chu toàn nhiệm vụ được trao phó.
Vào tháng 6/64, sau khi những người Na Uy mãn giao kèo, một số người quốc tịch Trung Hoa đuợc tuyển mộ để thay thế, nhưng khi việc huấn luyện hoàn tất thì chiến đĩnh Swift không còn được dùng trong những công tác vượt Vĩ tuyến 17 Bắc nữa.
Về toán đổ bộ, thoạt tiên có một số người thuộc quốc tịch thứ ba như Trung Hoa Quốc Gia trong vài chuyến đầu gần biên giới Hoa - Việt, nhưng sau đó, nhân viên đều là Biệt Hải, đa số thuộc Liên Đoàn Người Nhái HQVNCH.
Đối với các chiến đĩnh PTF, lúc đầu CIA mướn những người Đức để huấn luyện và dự tính dùng vào những chức vụ then chốt, còn người Nùng và Việt Nam chỉ là phụ tá. Nhưng sau đó, những người Đức bị sa thải vì thường uống rượu say sưa. Nhóm người Đức dựa vào giao kèo để phản đối, nhưng sau này CIA trả cho họ một số tiền cho êm chuyện. Nhóm người Đức này không đi một chuyến công tác nào trên PTF. Những chuyến công tác đầu tiên của PTF vào tháng 7 và 8/64 đều do các sĩ quan HQVNCH chỉ huy. Toán đổ bộ dùng PTF đại đa số là người Việt Nam với một số ít người thuộc sắc tộc thiểu số Nùng.
Kể từ khi SPVZH và LLHT được chính thức thành lập, thủy thủ đoàn của các PTF và Swift đều là những quân nhân Hải Quân VNCH tình nguyện. Vì số người tình nguyện bao giờ cũng cao hơn số được thâu nhận nên việc tuyển lựa rất kỹ càng, căn cứ vào kinh nghiệm hải hành, tinh thần phục vụ, sức khỏe và khả năng tác chiến. Việc điều tra an ninh cũng rất gay go với mức độ “mật” hay “tối mật”. Khi được tuyển chọn mỗi người phải ký một giao kèo có hiệu lực trong vòng một năm. Sau đó, cứ mỗi 6 tháng khi giao kèo hết hạn, nhân viên có quyền ký thêm 6 tháng nữa hoặc thuyên chuyển về Hải Quân. Mỗi lần ký giao kèo, người tình nguyện, dù sĩ quan hay đoàn viên, đều lãnh một số tiền bằng nhau. Ngoài ra, còn có tiền phụ cấp cho mỗi chuyến công tác trên vĩ tuyến 17 và tiền phụ trội ẩm thực. Ngân khoản này đều do chính phủ Hoa Kỳ cung cấp. Tiền lương Hải Quân vẫn được lãnh hàng tháng như thường lệ.
Về việc tuyển mộ tình nguyện này, một sĩ quan từng phục vụ lâu năm trong LLHT kể lại như sau:
“... Tưởng cuộc đời mình dính liền với Hạm Đội thì một hôm, HQ Trung Tá... xuống gặp anh em chúng tôi, ngỏ ý tuyển mộ một số sĩ quan trẻ có khả năng để phục vụ trên các khinh tốc đĩnh trong các nhiệm vụ đặc biệt. Với máu ưa mạo hiểm sẵn có cũng như niềm ngưỡng mộ đối với hình ảnh hào hùng của cố Tổng Thống Kennedy lúc ông còn là Hạm Trưởng PT 109 trong Đệ Nhị Thế Chiến, chúng tôi chỉ cần có mấy ngày để rời bỏ Hạm Đội để bước vào một thử thách mới. Khóa chúng tôi gồm có 6 người, cộng thêm 6 bạn khóa 11 trở thành nhóm Sĩ Quan trẻ đầu tiên của LLHT”.
Một khi đã ký giao kèo gia nhập LLHT, người tình nguyện không còn thuộc hệ thống chỉ huy của Hải Quân nữa, mà trở thành nhân viên của Lực Lượng Đặc Biệt nên không cần mặc quân phục Hải Quân, ngoại trừ sáng thứ hai khi làm lễ thượng kỳ hay khi có thượng cấp thăm viếng. Trong doanh trại, đa số thường bận quân phục Bộ Binh. Khi đi công tác thường chỉ mặc bộ đồ bà ba đen. Ngay cả lý lịch cũng thay đổi, mỗi người lấy một tên giả, còn thư từ thì gửi về một hộp thư chung cho toàn lực lượng.
e. Vũ Khí Xử Dụng
Ngoài những vũ khí trang bị trên chiến đĩnh, toán đổ bộ lúc đầu còn xử dụng các hỏa tiễn thới chỉnh để bắn phá các mục tiêu, nhưng vì hỏa tiễn không được chính xác nên sau này họ xử dụng súng 57 ly không giật để tăng cường hỏa lực. Những ổ súng không giật di động này có thể thiết trí ở bât cứ nơi nào trên chiến đĩnh vì không cần dùng chân súng. Các ổ súng không giật thường được đặt ở sân trước ngay dưới chân khẩn súng cối 81 ly trên chiến đĩnh mỗi khi bắn phá mục tiêu trên bờ. Toán đổ bộ cũng thực tập bắn súng 57 ly bằng cách mang trên vai để có thể xử dụng vũ khí này trên xuồng cao su. Ngoài súng 57 ly, còn có các loại 90 ly hay 106 ly nhưng không được xử dụng thường xuyên. Nhiều loại mìn nổ chậm cũng được Biệt Hải dùng trong công tác phá hoại. Về vũ khí cá nhân, các nhân viên đổ bộ dùng loại súng AK của khối CS hay tiểu liên (K-gun) do Thụy Điển chế tạo.
f. Tin Tức Tình Báo Và Không Ảnh
Trước khi lên đường hành quân, các Hạm Trưởng và trưởng toán đổ bộ thường được thuyết trình về tình hình địch cũng như xem không ảnh mới nhất của vùng mục tiêu. Tin tức tình báo thường là cung từ của các tù binh hay dân đánh cá bị tại địa phương bị bắt về để khai thác. Các không ảnh này đa số do phi cơ “tối mật” U-2 chụp trên cao độ ngoài tầm hỏa tiễn phòng không cũng như phi cơ của BV. Các phi cơ U-2 thường xuất phát từ phi trường Biên Hòa, đôi khi từ căn cứ Clark Air Base bên Phi Luật Tân.
Tại phi trường Biên Hòa thường có hai phi cơ U-2 túc trực. Không ảnh của phi cơ U-2 là nguồn tình báo chính cho các cuộc hành quân OPLAN 34A. Thông thường, vào ngày có công tác, một phi cơ U-2 bay từ sáng sớm để chụp hình mục tiêu. Đến trưa, không ảnh đã có trong tay MACSOG tại Sài Gòn. Đôi khi không ảnh cũng được chụp bằng các phi cơ không người lái (drone) ở cao độ thấp hơn hoặc bằng cách chụp hình trên màn ảnh radar (radarscope photography) trên các phi cơ bay đêm.
g. Tinh Thần Chiến Đấu
Dĩ nhiên trong mỗi lần vượt vĩ tuyến 17 thi hành công tác, bao giờ cũng có những nguy hiểm chờ sẵn, nhưng thật ra những lo âu, hồi hộp không phải vì địch quân mà do cảm giác thiếu an toàn khi hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Trong những chuyến công tác đầu tiên, tuy vẫn hải hành ngoài biển, nhưng một khi vượt qua lằn ranh tưởng tượng là Vĩ tuyến 17 sang hải phận địch, ai cũng cảm thấy tinh thần căng thẳng. Ngược lại khi trở về vùng biển nhà, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.
Lâu dần, đầu óc cũng quen đi, hơn nữa so với các tầu tuần duyên Bắc Việt, các chiến đĩnh LLHT có hỏa lực mạnh hơn, vận tốc lại nhanh hơn nên lúc nào cũng chiếm được thế thượng phong. Vì vậy, những cảm giác lo âu ban đầu không còn nữa nhưng lúc nào cũng cần đề phòng cẩn mật và tập trung tâm trí chỉ vào việc hoàn thành công tác. Đã từng phục vụ tại các giang đoàn ở miền Nam, chúng tôi nhận thấy rằng những chuyến công tác vượt tuyến còn ít nguy hiểm hơn nhiều. Các giang đĩnh hoạt động trong sông lạch chật hẹp là mục tiêu bị động tốt cho địch quân ẩn núp hai bên bờ nhắm bắn bất cứ lúc nào; ngược lại, các chiến đĩnh tối tân của LLHT ngoài biển cả luôn luôn nắm vai trò chủ động.
Mỗi chuyến công tác vượt tuyến là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm rất hào hứng và cũng là một thử thách. Ngoài ra, các chuyến công tác tương đối ngắn, ít khi kéo dài quá 24 tiếng đồng hồ, không mấy nguy hiểm lại được đãi ngộ xứng đáng nên tinh thần của nhân viên LLHT rất cao. Bằng cớ là có rất nhiều người thuộc thủy thủ đoàn chưa tới phiên, nhưng vẫn tình nguyện đi công tác thay thế cho những người vắng mặt ở thủy thủ đoàn khác cho đủ cấp số. Lắm người tình nguyện này đi công tác nhiều gấp đôi, gấp ba so với các bạn đồng đội thuộc thủy thủ đoàn chính của mình.
2. Lực Lượng Biệt Hải
Ngay từ tháng 11 năm 1962, một căn cứ đã được thiết lập tại bãi biển Mỹ Khê do CIA điều khiển để các ngưới nhái Hoa Kỳ (SEAL - Sea Air Land) huấn luyện các toán đổ bộ. Tuy căn cứ này do CIA chịu trách nhiệm cho tới năm 1964, nhưng việc huấn luyện hoàn toàn do SEAL đảm trách.
Bãi biển Mỹ Khê nằm về hướng đông của bán đảo Tiên Sha, từ chân núi Khỉ (hay núi Sơn Chà) chạy dài về hướng Nam tới Ngũ Hành Sơn (Marble Mountain). Bán đảo Tiên Sha thuộc khu phía đông của thành phố Đà Nẵng. Tất cả các căn cứ của toán Biệt Hải đều nằm dọc theo bãi biển Mỹ Khê. Các toán Biệt Hải sống và huấn luyện trong những trại riêng biệt, tương đối nhỏ chỉ đủ cho vài ba chục người. Có trại dành riêng cho toán Biệt Hải gốc Bộ Binh (Romulus?), có trại dành cho Biệt Hải gốc người nhái Hải Quân (Vega), có trại dành riêng cho toán xử dụng chất nổ dưới nước. Ngoài ra, còn có trại riêng cho những người Nùng chuyên việc canh phòng các doanh trại.
Vào khoảng năm 1964, toán người nhái Hải Quân Hoa Kỳ đảm trách việc huấn luyện các toán Biệt Hải, dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Cathal L. Flynn. Các toán Biệt Hải được huấn luyện về kỹ thuật chèo xuồng cao su, đổ bộ, bơi ngầm dưới biển, xử dụng chất nổ v.v... Về vũ khí, đầu tiên họ được huấn luyện cách xử dụng hỏa tiễn loại 3.5 inch thời chỉnh (time- delay) do CIA cung cấp. Trên nguyên tắc, một toán có thể đổ bộ gần mục tiêu rồi đặt giàn phóng hỏa tiễn, điều chỉnh thời gian khai hỏa rồi rút về căn cứ trước khi hỏa tiễn khai hỏa. Tuy nhiên, loại hỏa tiễn này không được hiệu quả vì kém chính xác, hệ thống thời chỉnh hay bị sai và nhất là nguy hiểm vì hay phát nổ bất tử. Những hỏa tiễn này đã được dùng vài lần trong các cuộc đổ bộ ngoài Bắc nhưng sau bị loại bỏ vì không có hiệu quả và sau này được thay thế bằng súng 57 ly không giật. Đây là loại súng đại bác hạng nhẹ với hơi nổ được đẩy ra phía sau thay vì theo nòng súng tống ra phía trước nên “không giật” do đó không cần chân hay đế súng để triệt tiêu sức giật.
Vào tháng 3 năm 1964, Hải Quân Đại Úy Trịnh Hòa Hiệp thuộc Liên Đoàn Người Nhái HQVNCH được thuyên chuyển ra làm Chỉ Huy Trưởng toán LĐNN tại Mỹ Khê. Đây là toán hoạt động hữu hiệu và đạt được nhiều thành quả nhất.
VIII. Một Số Hoạt Động
Trong khoảng thời gian trên dưới 10 năm hoạt động, các ghe Nautilus và chiến đĩnh LLHT cũng như toán Biệt Hải đã thi hành hàng ngàn chuyến công tác đủ loại. Sau đây là những công tác đáng nhớ.
Khoảng giữa năm 1968, để thay thế cho một số chiến đĩnh Nasty vào công xưởng sửa chữa đại kỳ hay bị hư hại trong lúc tác chiến, LLHT nhận thêm một số chiến đĩnh mới cũng thuộc loại PTF nhưng có tên là “Osprey” do Hoa Kỳ chế tạo. Loại khinh tốc đĩnh này do hãng đóng tàu John Trumpy and Sons of Annapolis, Maryland sản xuất, tổng cộng chỉ có 6 chiếc.
Các chiến đĩnh Osprey được đóng mô phỏng theo loại Nasty của Na Uy, nhưng vỏ bằng nhôm thay vì bằng gỗ. Đặc biệt, loại Osprey được trang bị máy điều hòa không khí nên rất tiện nghi khi đi công tác. Nghe nói sườn và phần sau lái tầu được nhập cảng “tiền chế” từ Na Uy. Khinh tốc đĩnh Osprey tuy vỏ bằng nhôm nhưng vẫn hơi nặng hơn loại Nasty nên vận tốc kém hơn khoảng 5 gút và mức độ nhảy sóng cũng kém hơn. Vũ khí trang bị tương tự như Nasty. Tuy nhiên, vỏ nhôm của Osprey không chịu được vận tốc cao khi hoạt động trong thời tiết xấu, tầu bị sóng nâng cao và đập mạnh xuống mặt biển nên vỏ tàu bị nứt chỉ sau 6 tháng hoạt động. Vì lý do này, có 4 chiến đĩnh được đưa qua Việt Nam để thử nghiệm, nhưng sau đó lại đưa về Hoa Kỳ và trở thành các PTF 23, 24, 25 và 26 trong Hải Quân.
d. Nhân Viên
Trước khi đi sâu vào phần quan trọng và đặc biệt nhất của LLHT là lãnh vực nhân sự, cần nhắc qua về nhân viên của toán xâm nhập đường biển trước đây, có thể coi là tiền thân của LLHT và SPVZH.
Đối với công luận Hoa Kỳ và thế giới tức là về mặt nổi, những cuộc hành quân biệt kích nhắm vào miền Bắc đều do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tự đứng ra tổ chức, do đó nhân viên tham dự đều là người Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số người Đài Loan và đệ tam quốc gia do CIA tuyển mộ trong giai đoạn đầu. Cũng giống như CIA đã thuê mướn nhân viên người Đài Loan lái những máy bay C-47 thả dù Biệt Kích ngoài Bắc, CIA cũng mướn những người thuộc “quốc gia thứ ba” dự trù xử dụng trong những cuộc hành quân Biệt Hải xuất phát từ Đà Nẵng.
Thoạt kỳ thủy khi còn xử dụng ghe Nautilus, thủy thủ đoàn đều là nhân viên dân chính Việt Nam, đa số gốc người Nghệ An, Hà Tĩnh hay gốc Nùng di cư vào miền Nam. Các ghe Nautilus được ngụy trang trông rất giống các ghe đánh cá ngoài Bắc để dễ trà trộn, bởi vậy thủy thủ đoàn cũng phải là người Việt giống như ngư phủ địa phương. Toán đổ bộ phần lớn cũng là người Việt. Tuy nhiên trong một vài công tác đổ bộ đầu tiên tại vùng Móng Cái gần biên giới Việt - Hoa, có một số người nhái Trung Hoa Quốc Gia tham dự, nhưng có lẽ họ chỉ nhân cơ hội để hoạt động trên lãnh thổ Trung Cộng.
Về sau, vì nhu cầu công tác, CIA thay thế các ghe Nautilus bằng ba duyên tốc đĩnh PCF là loại tầu mới và tối tân nên các nhân viên dân sự Việt Nam không đủ khả năng điều khiển. Vì vậy CIA đã mướn một số người thuộc đệ tam quốc gia để làm thuyền trưởng. Theo các tài liệu Hoa Kỳ và trong cuộc phỏng vấn gần đây của phóng viên Thụy Điển Sven Oste, thuyền trưởng những chiếc Swift này đều là người quốc tịch Na Uy (ông Oste đã phỏng vấn 2 trong số những người Na Uy từng làm thuyền trưởng Swift tại Việt Nam). Ngoài thuyền trưởng người Na Uy, mỗi chiếc Swift thường có thêm 3 nhân viên dân chính Việt Nam: một tài công, một xạ thủ và một thông dịch viên. Ba thuyền trưởng người Na Uy này thường được gọi đùa là “dân Viking”. Họ được tuyển mộ từ Na Uy vào tháng 7/63 và đi chuyến công tác cuối cùng vào ngày 27/5/64, sau đó họ rời Việt Nam vào tháng 6/64 khi mãn giao kèo. Nhận xét chung về người Na Uy, họ là những thuyền trưởng tương đối có khả năng và chu toàn nhiệm vụ được trao phó.
Vào tháng 6/64, sau khi những người Na Uy mãn giao kèo, một số người quốc tịch Trung Hoa đuợc tuyển mộ để thay thế, nhưng khi việc huấn luyện hoàn tất thì chiến đĩnh Swift không còn được dùng trong những công tác vượt Vĩ tuyến 17 Bắc nữa.
Về toán đổ bộ, thoạt tiên có một số người thuộc quốc tịch thứ ba như Trung Hoa Quốc Gia trong vài chuyến đầu gần biên giới Hoa - Việt, nhưng sau đó, nhân viên đều là Biệt Hải, đa số thuộc Liên Đoàn Người Nhái HQVNCH.
Đối với các chiến đĩnh PTF, lúc đầu CIA mướn những người Đức để huấn luyện và dự tính dùng vào những chức vụ then chốt, còn người Nùng và Việt Nam chỉ là phụ tá. Nhưng sau đó, những người Đức bị sa thải vì thường uống rượu say sưa. Nhóm người Đức dựa vào giao kèo để phản đối, nhưng sau này CIA trả cho họ một số tiền cho êm chuyện. Nhóm người Đức này không đi một chuyến công tác nào trên PTF. Những chuyến công tác đầu tiên của PTF vào tháng 7 và 8/64 đều do các sĩ quan HQVNCH chỉ huy. Toán đổ bộ dùng PTF đại đa số là người Việt Nam với một số ít người thuộc sắc tộc thiểu số Nùng.
Kể từ khi SPVZH và LLHT được chính thức thành lập, thủy thủ đoàn của các PTF và Swift đều là những quân nhân Hải Quân VNCH tình nguyện. Vì số người tình nguyện bao giờ cũng cao hơn số được thâu nhận nên việc tuyển lựa rất kỹ càng, căn cứ vào kinh nghiệm hải hành, tinh thần phục vụ, sức khỏe và khả năng tác chiến. Việc điều tra an ninh cũng rất gay go với mức độ “mật” hay “tối mật”. Khi được tuyển chọn mỗi người phải ký một giao kèo có hiệu lực trong vòng một năm. Sau đó, cứ mỗi 6 tháng khi giao kèo hết hạn, nhân viên có quyền ký thêm 6 tháng nữa hoặc thuyên chuyển về Hải Quân. Mỗi lần ký giao kèo, người tình nguyện, dù sĩ quan hay đoàn viên, đều lãnh một số tiền bằng nhau. Ngoài ra, còn có tiền phụ cấp cho mỗi chuyến công tác trên vĩ tuyến 17 và tiền phụ trội ẩm thực. Ngân khoản này đều do chính phủ Hoa Kỳ cung cấp. Tiền lương Hải Quân vẫn được lãnh hàng tháng như thường lệ.
Về việc tuyển mộ tình nguyện này, một sĩ quan từng phục vụ lâu năm trong LLHT kể lại như sau:
“... Tưởng cuộc đời mình dính liền với Hạm Đội thì một hôm, HQ Trung Tá... xuống gặp anh em chúng tôi, ngỏ ý tuyển mộ một số sĩ quan trẻ có khả năng để phục vụ trên các khinh tốc đĩnh trong các nhiệm vụ đặc biệt. Với máu ưa mạo hiểm sẵn có cũng như niềm ngưỡng mộ đối với hình ảnh hào hùng của cố Tổng Thống Kennedy lúc ông còn là Hạm Trưởng PT 109 trong Đệ Nhị Thế Chiến, chúng tôi chỉ cần có mấy ngày để rời bỏ Hạm Đội để bước vào một thử thách mới. Khóa chúng tôi gồm có 6 người, cộng thêm 6 bạn khóa 11 trở thành nhóm Sĩ Quan trẻ đầu tiên của LLHT”.
Một khi đã ký giao kèo gia nhập LLHT, người tình nguyện không còn thuộc hệ thống chỉ huy của Hải Quân nữa, mà trở thành nhân viên của Lực Lượng Đặc Biệt nên không cần mặc quân phục Hải Quân, ngoại trừ sáng thứ hai khi làm lễ thượng kỳ hay khi có thượng cấp thăm viếng. Trong doanh trại, đa số thường bận quân phục Bộ Binh. Khi đi công tác thường chỉ mặc bộ đồ bà ba đen. Ngay cả lý lịch cũng thay đổi, mỗi người lấy một tên giả, còn thư từ thì gửi về một hộp thư chung cho toàn lực lượng.
e. Vũ Khí Xử Dụng
Ngoài những vũ khí trang bị trên chiến đĩnh, toán đổ bộ lúc đầu còn xử dụng các hỏa tiễn thới chỉnh để bắn phá các mục tiêu, nhưng vì hỏa tiễn không được chính xác nên sau này họ xử dụng súng 57 ly không giật để tăng cường hỏa lực. Những ổ súng không giật di động này có thể thiết trí ở bât cứ nơi nào trên chiến đĩnh vì không cần dùng chân súng. Các ổ súng không giật thường được đặt ở sân trước ngay dưới chân khẩn súng cối 81 ly trên chiến đĩnh mỗi khi bắn phá mục tiêu trên bờ. Toán đổ bộ cũng thực tập bắn súng 57 ly bằng cách mang trên vai để có thể xử dụng vũ khí này trên xuồng cao su. Ngoài súng 57 ly, còn có các loại 90 ly hay 106 ly nhưng không được xử dụng thường xuyên. Nhiều loại mìn nổ chậm cũng được Biệt Hải dùng trong công tác phá hoại. Về vũ khí cá nhân, các nhân viên đổ bộ dùng loại súng AK của khối CS hay tiểu liên (K-gun) do Thụy Điển chế tạo.
f. Tin Tức Tình Báo Và Không Ảnh
Trước khi lên đường hành quân, các Hạm Trưởng và trưởng toán đổ bộ thường được thuyết trình về tình hình địch cũng như xem không ảnh mới nhất của vùng mục tiêu. Tin tức tình báo thường là cung từ của các tù binh hay dân đánh cá bị tại địa phương bị bắt về để khai thác. Các không ảnh này đa số do phi cơ “tối mật” U-2 chụp trên cao độ ngoài tầm hỏa tiễn phòng không cũng như phi cơ của BV. Các phi cơ U-2 thường xuất phát từ phi trường Biên Hòa, đôi khi từ căn cứ Clark Air Base bên Phi Luật Tân.
Tại phi trường Biên Hòa thường có hai phi cơ U-2 túc trực. Không ảnh của phi cơ U-2 là nguồn tình báo chính cho các cuộc hành quân OPLAN 34A. Thông thường, vào ngày có công tác, một phi cơ U-2 bay từ sáng sớm để chụp hình mục tiêu. Đến trưa, không ảnh đã có trong tay MACSOG tại Sài Gòn. Đôi khi không ảnh cũng được chụp bằng các phi cơ không người lái (drone) ở cao độ thấp hơn hoặc bằng cách chụp hình trên màn ảnh radar (radarscope photography) trên các phi cơ bay đêm.
g. Tinh Thần Chiến Đấu
Dĩ nhiên trong mỗi lần vượt vĩ tuyến 17 thi hành công tác, bao giờ cũng có những nguy hiểm chờ sẵn, nhưng thật ra những lo âu, hồi hộp không phải vì địch quân mà do cảm giác thiếu an toàn khi hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Trong những chuyến công tác đầu tiên, tuy vẫn hải hành ngoài biển, nhưng một khi vượt qua lằn ranh tưởng tượng là Vĩ tuyến 17 sang hải phận địch, ai cũng cảm thấy tinh thần căng thẳng. Ngược lại khi trở về vùng biển nhà, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.
Lâu dần, đầu óc cũng quen đi, hơn nữa so với các tầu tuần duyên Bắc Việt, các chiến đĩnh LLHT có hỏa lực mạnh hơn, vận tốc lại nhanh hơn nên lúc nào cũng chiếm được thế thượng phong. Vì vậy, những cảm giác lo âu ban đầu không còn nữa nhưng lúc nào cũng cần đề phòng cẩn mật và tập trung tâm trí chỉ vào việc hoàn thành công tác. Đã từng phục vụ tại các giang đoàn ở miền Nam, chúng tôi nhận thấy rằng những chuyến công tác vượt tuyến còn ít nguy hiểm hơn nhiều. Các giang đĩnh hoạt động trong sông lạch chật hẹp là mục tiêu bị động tốt cho địch quân ẩn núp hai bên bờ nhắm bắn bất cứ lúc nào; ngược lại, các chiến đĩnh tối tân của LLHT ngoài biển cả luôn luôn nắm vai trò chủ động.
Mỗi chuyến công tác vượt tuyến là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm rất hào hứng và cũng là một thử thách. Ngoài ra, các chuyến công tác tương đối ngắn, ít khi kéo dài quá 24 tiếng đồng hồ, không mấy nguy hiểm lại được đãi ngộ xứng đáng nên tinh thần của nhân viên LLHT rất cao. Bằng cớ là có rất nhiều người thuộc thủy thủ đoàn chưa tới phiên, nhưng vẫn tình nguyện đi công tác thay thế cho những người vắng mặt ở thủy thủ đoàn khác cho đủ cấp số. Lắm người tình nguyện này đi công tác nhiều gấp đôi, gấp ba so với các bạn đồng đội thuộc thủy thủ đoàn chính của mình.
2. Lực Lượng Biệt Hải
Ngay từ tháng 11 năm 1962, một căn cứ đã được thiết lập tại bãi biển Mỹ Khê do CIA điều khiển để các ngưới nhái Hoa Kỳ (SEAL - Sea Air Land) huấn luyện các toán đổ bộ. Tuy căn cứ này do CIA chịu trách nhiệm cho tới năm 1964, nhưng việc huấn luyện hoàn toàn do SEAL đảm trách.
Bãi biển Mỹ Khê nằm về hướng đông của bán đảo Tiên Sha, từ chân núi Khỉ (hay núi Sơn Chà) chạy dài về hướng Nam tới Ngũ Hành Sơn (Marble Mountain). Bán đảo Tiên Sha thuộc khu phía đông của thành phố Đà Nẵng. Tất cả các căn cứ của toán Biệt Hải đều nằm dọc theo bãi biển Mỹ Khê. Các toán Biệt Hải sống và huấn luyện trong những trại riêng biệt, tương đối nhỏ chỉ đủ cho vài ba chục người. Có trại dành riêng cho toán Biệt Hải gốc Bộ Binh (Romulus?), có trại dành cho Biệt Hải gốc người nhái Hải Quân (Vega), có trại dành riêng cho toán xử dụng chất nổ dưới nước. Ngoài ra, còn có trại riêng cho những người Nùng chuyên việc canh phòng các doanh trại.
Vào khoảng năm 1964, toán người nhái Hải Quân Hoa Kỳ đảm trách việc huấn luyện các toán Biệt Hải, dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Cathal L. Flynn. Các toán Biệt Hải được huấn luyện về kỹ thuật chèo xuồng cao su, đổ bộ, bơi ngầm dưới biển, xử dụng chất nổ v.v... Về vũ khí, đầu tiên họ được huấn luyện cách xử dụng hỏa tiễn loại 3.5 inch thời chỉnh (time- delay) do CIA cung cấp. Trên nguyên tắc, một toán có thể đổ bộ gần mục tiêu rồi đặt giàn phóng hỏa tiễn, điều chỉnh thời gian khai hỏa rồi rút về căn cứ trước khi hỏa tiễn khai hỏa. Tuy nhiên, loại hỏa tiễn này không được hiệu quả vì kém chính xác, hệ thống thời chỉnh hay bị sai và nhất là nguy hiểm vì hay phát nổ bất tử. Những hỏa tiễn này đã được dùng vài lần trong các cuộc đổ bộ ngoài Bắc nhưng sau bị loại bỏ vì không có hiệu quả và sau này được thay thế bằng súng 57 ly không giật. Đây là loại súng đại bác hạng nhẹ với hơi nổ được đẩy ra phía sau thay vì theo nòng súng tống ra phía trước nên “không giật” do đó không cần chân hay đế súng để triệt tiêu sức giật.
Vào tháng 3 năm 1964, Hải Quân Đại Úy Trịnh Hòa Hiệp thuộc Liên Đoàn Người Nhái HQVNCH được thuyên chuyển ra làm Chỉ Huy Trưởng toán LĐNN tại Mỹ Khê. Đây là toán hoạt động hữu hiệu và đạt được nhiều thành quả nhất.
VIII. Một Số Hoạt Động
Trong khoảng thời gian trên dưới 10 năm hoạt động, các ghe Nautilus và chiến đĩnh LLHT cũng như toán Biệt Hải đã thi hành hàng ngàn chuyến công tác đủ loại. Sau đây là những công tác đáng nhớ.
1. Công Tác Của Ghe Nautilus
Tuy các ghe Nautilus hoạt động bắt đầu hoạt động từ năm 1956, nhưng những chuyến công tác đầu tiên chỉ dể tiếp tế cho những toán nằm vùng ngoài Bắc Việt và rất bất thường, có khi mỗi năm chỉ xảy ra một, vài lần. Sau này, vào khoảng các năm 1962, 1963, những chuyến công tác Nautilus trở nên thường xuyên hơn và có mục đích tích cực hơn. Sau đây là một số hoạt độngtiêu biểu của Toán Công Tác Đường Biển trong thời gian này:
- Chuyến Công Tác Nautilus I ngày 12/1/62
Ngày 12 tháng 2 năm 1962, vào khoảng 5 giờ sáng, ghe Nautilus I rời Đà Nẵng lên đường ra miền Bắc để thực hiện công tác liên lạc và tiếp tế cho các công tác viên nằm vùng. Sau hai ngày hải hành trong vịnh Bắc Việt không có gì trở ngại, Nautilus I tới vùng điểm hẹn Hòn Gai. Trước đó ít lâu, điệp viên Ares đã gửi điện văn yêu cầu tiếp tế nhiều nhu yếu phẩm, trong đó có cả máy truyền tin. Ngoại trừ thuyền trưởng, đa số thủy thủ đoàn của Nautilus 1 còn rất trẻ đều không biết rõ mục tiêu của chuyến công tác. Trước đó không lâu, dưới sự điều động của cơ quan xâm nhập đường biển, Nautilus I đã đổ một người tên Quang lên vùng biển Hà Tĩnh gần Đèo Ngang an toàn. Thủy thủ đoàn cũng đã nhiều lần lên bờ sống lẫn lộn với dân đánh cá địa phương để thu thập tin tức.
Khi tới Hòn Gai, Nautilus I neo ở gần một hòn đảo nhỏ và giả dạng đang đánh cá để chờ trời tối. Đến tối, Nautilus theo mật hiệu của Ares vào đến điểm trong bờ hẹn thì bị phục kích. Chiếc ghe và toàn thể thủy thủ đoàn bị rơi vào tay địch. Điệp viên Ares cũng không thấy tăm tích!
- Công Tác Nautilus II Ngày 28-6-62
Ngày 28 tháng 6 năm 1962, thủy thủ đoàn Nautilus II rời Đà Nẵng lên đường vượt vĩ tuyến 17 trong một công tác đặc biệt: đó là thả bốn người nhái tại cửa sông Gianh để đặt mìn phá hoại những chiếc tầu Swatow của Việt Cộng tại căn cứ Hải Quân Quảng Khê gần đó. Bốn người này là các anh Lê Văn Kinh, Nguyễn Hữu Thảo, Nguyễn Văn Tâm và Lê Văn Chuyên. Họ thuộc toán người nhái đầu tiên của Hải Quân VNCH gồm 18 người được gửi đi thụ huấn tại Đài Loan vào tháng 8 năm 1960.
Tới địa điểm hoạt động, những người nhái thuộc toán phá hoại xuống nước và chuẩn bị đặt mìn. Nhưng rủi ro không hiểu vì lý do gì, một trái mìn bị nổ trước khi tới mục tiêu, khiến một người nhái bị tử thương tại chỗ. Vì vậy, lực lương duyên phòng VC báo động và đuổi bắt. Chiếc thuyền Nautilus xả hết tốc lực chạy về vĩ tuyến 17 nhưng bị các tầu tuần VC có tốc lực nhanh hơn đuổi kịp và đánh chìm gần vĩ tuyến 17. Nhân viên CIA ở Đà Nẵng nghe được liên lạc âm thoại của các tầu CS nhưng không làm gì được để tiếp cứu Nautilus II.
Kết quả có hai người nhái bị bắt là anh trưởng toán Lê Văn Kinh và Nguyễn Văn Tâm. Trongsố thủy thủ đoàn Nautilus II, chỉ có một người thoát nạn nhờ núp dưới lá buồm của chiếc thuyền bị chìm, và được một lực lượng xuất phát từ Đà Nẵng cứu thoát trên biển.
- Công Tác Vào Tháng 7 năm 1962
Trong chuyến công tác này, một điệp viên tên Nguyễn Châu Thanh đổ bộ thành công tại vùng Hà Tĩnh. Theo kế hoạch, thủy thủ đoàn Nautilus III đảm nhiệm công tác này, nhưng đến phút chót, công tác được giao cho một chiếc thuyền khác.
- Công Tác Nautilus VII
Vào tháng 7 năm 1963, toán Dragon gồm có 6 người Nùng do Mộc A Tài chỉ huy đổ bộ lên vùng Móng Cái, sát biên giới Việt Hoa với nhiệm vụ phá hủy đài radar duyên hải tại địa phương. Ngoài ra, toán Dragon cũng được lệnh hoạt động vô hạn định trong khu vực quen thuộc nhiều người Nùng này và liên lạc với những người Nùng khác là lính cũ của Đại Tá Woong A Sáng sư đoàn 22 BB để lại nằm vùng tại miền Bắc trong cuộc di cư vào Nam năm 1954. Sở Địa Hình đã liên lạc với Đại Tá Sáng để biết về tung tích của những ngưới lính cũ nằm cùng này. Nếu gặp được nắm được, toán Dragon sẽ dùng họ để chỉ điểm và cộng tác.
Chiếc ghe Nautilus 7 có nhiệm vụ chở Team Dragon tới điểm đổ bộ. Thủy Thủ Đoàn Nautilus cũng được dặn dò phải cẩn thận đi theo một hải trình đã vạch sẵn để tránh các đài radar ở đảo Hải Nam có thể phát hiện họ khi xâm nhập hải phận miền Bắc.
Chẳng may, khi Nautilus 7 tới điểm đổ bộ thì bị phát hiện, lúc đó toán đổ bộ đã lên bờ. Nautilus 7 sau này về được đến Đà Nẵng, nhưng một số thủy thủ và toán đổ bộ bị bắt. Một trong số người bị bắt cho biết như sau:
“Những chuyến xâm nhập bằng đường biển đều rất thành công. Bằng cớ là tôi đã hoàn tất 11 chuyến công tác trước khi bị bắt. Công tác của chúng tôi chia làm 3 loại: thám sát để thu thập tin tức tình báo, đổ bộ biệt kích và phá hoại. Chúng tôi có cả thảy 7 chiếc ghe, thủy thủ đoàn luôn luôn được thay đổi. Thí dụ như tôi lúc đầu thuộc toán Nautilus 2, sau đó qua Nautilus 4 và cuối cùng tới Nautilus 7 khi bị bắt. Nautilus 4 đã xâm nhập Hải Phòng 2 lần nhưng đều trở về an toàn. Chúng tôi đã nhiều lần hoàn tất công tác tại các vùng thật xa như Móng Cái gần biên giới Hoa-Việt và vùng Đèo Ngang thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Theo tôi biết, Nautilus II là chiếc ghe độc nhất bị mất trong chuyến công tác chở người nhái đặt mìn tại Quảng Khê vào tháng 6/62”.
2. Công Tác Của PTF
Không có tài liệu nào cho biết về hoạt động của các tầu Swift và PTF trước năm 64 khi còn do CIA điều động với những ngưới ngoại quốc như Đức, Na Uy hay Trung Hoa làm thuyền trưởng, nhưng từ năm 64 là lúc SPVZH được thành lập và các chiến đĩnh do HQVNCH điều động thì có rất nhiều công tác thành công. Cũng cần nói thêm, những công tác của MAGSOC đều có tính cách chiến lược hơn là chiến thuật, vì vậy không hẳn đặt nặng vào vấn đề phá hoại mục tiêu hay giết được nhiều địch mà nhằm vào việc thâu thập tin tức tình báo cũng như khuấy rối hậu tuyến địch hoặc chiến tranh tâm lý.
Trong suốt thời gian hoạt động khoảng 8 năm, các PTF thuộc LLHT đã thực hiện trên dưới 1,000 chuyến công tác xâm nhập hải phận Bắc Việt. Khoảng từ năm 1965 đến năm 1970 có nhiều công tác nhất. Đặc biệt trong thời điểm phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc Bắc Việt, có những thủy thủ đoàn đi 5, 6 chuyến công tác mỗi tháng.
LLHT có tới 12 thủy thủ đoàn, gọi là Crew 1 đến Crew 12 (C1 - C12). Cấp số mỗi crew là 19 người. Về PTF cũng có 12 chiếc đặt tên từ Boat 1 đến Boat 12 (B1 - B12). Trên nguyên tắc, mỗi một thủy thủ đoàn chịu trách nhiệm một PTF, thí dụ C1 được giao cho B1, C2 lãnh B2 v.v... Vì vậy, thủy thủ đoàn C1 cũng thường được gọi là B1 v.v... PTF thuộc LLHT không bao giờ hoạt động đơn độc phía trên vĩ tuyến 17 Bắc. Mỗi chuyến công tác gồm từ 2 tới 4 PTF, tùy theo mức độ quan trọng hoặc vùng hoạt động xa hay gần. Trung bình, mỗi chuyến công tác thường có 3 PTF. Tuy mỗi thủy thủ đoàn được giao cho một PTF, nhưng khi đi công tác, bao giờ những chiếc tầu tốt nhất cũng được ưu tiên lựa chọn, vì vậy, thủy thủ đoàn này lấy chiếc tầu kia đi công tác là chuyện rất thông thường.
Sau đây chỉ là một số hoạt động tiêu biểu trong tháng 6 năm 1964.
- Ngày 12, hai toán chiến đĩnh đổ toán đổ bộ lên hai mục tiêu khác nhau tại vùng biển Bắc Việt. Một toán tại vùng Cửa Ron thuộc tỉnh Hà Tĩnh và một toán xa hơn về phía Bắc thuộc tỉnh Thanh Hóa. Toán đổ bộ tại cửa Ron mang theo súng 57 ly không giật đã bắn tan một đồn binh của Bắc Việt tại Hải Khẩu. Toán đổ bộ tại Thanh Hóa đặt mìn phá nổ cầu sông Hàng. Tất cả toán đổ bộ gồm 26 người đều trở về chiến đĩnh vô sự.
- Trong đêm 26 rạng ngày 27, một toán chuyên viên đặt chất nổ gồm 7 người hợp với toán yểm trợ 24 người đã phá nổ một cây cầu trên Quốc Lộ 1 gần Thanh Hóa, hạ sát 2 lính gác cầu và 4 lính Bắc Việt mà không bị thiệt hại.
- Đêm 30 rạng 1 tháng 7, một toán đổ bộ gồm khoảng 30 người đã dùng súng 57 ly không giật bắn sập nhà máy nước tại cửa sông Kiên gần Đồng Hới. Vào khoảng quá nửa đêm, hai PTF 5 và 6 đổ bộ người bằng bè cao su. Toán đổ bộ hoàn tất công tác nhưng đụng độ nặng với lính Bắc Việt. Hai PTF tiến lại gần bờ bắn yểm trợ bằng súng 40 và 20 ly để đưa toán đổ bộ về tầu. Kết quả toán đổ bộ bị thiệt mất 2 người nhưng cũng bắt sống được 2 địch quân. Sau này, Bắc Việt cho biết bắt sống được một Biệt Kích Quân và anh này cho biết thuộc toán đổ bộ đã đánh sập cầu sông Hàng tại Thanh Hóa trước đây. Anh cũng cho biết những Biệt Kích Quân đều được huấn luyện tinh thục và rất quen thuộc với kỹ thuật đổ bộ, có thể đánh phá các mục tiêu trên bộ rồi trở về chiến đĩnh không mấy khó khăn. Anh cũng cho biết các Biệt Kích Quân thích đổ bộ bằng đường biển hơn lối thả dù bằng máy bay vì an toàn và được yểm trợ hữu hiệu hơn.
3. Công Tác Tâm Lý Chiến
Ngoài những công tác đổ toán với mục tiêu phá hoại hay bắt những cán bộ hay lính Bắc Việt để khai thác tin tức tình báo. Các PTF còn thực hiện nhiều công tác khác ngoài biển, không cần dùng tới toán đổ bộ như: xét những ghe đánh cá để thu thập tài liệu hoặc bắt một vài dân đánh cá để khai thác tin tức, bắn phá các mục tiêu trên bộ, bắn truyền đơn vào vùng duyên hải đông dân cư v.v...
Các công tác bắn truyền đơn thường được thực hiện tại vùng bờ biển đông dân cư, khoảng từ vĩ tuyến 18 Bắc trở xuống. Các truyền đơn đã được nạp sẵn vào đầu đạn, 81 ly. Khi tới vùng hoạt động, các PTF chạy rất gần bờ, khoảng từ 1,500 thuớc tớ 2,000 ngàn thước rồi bắn những đầu đạn có truyền đơn vào các xóm làng ven biển. Đầu đạn sẽ nổ trên không như đạn trái sáng và tuyền đơn tung ra như được rải từ trên không. Đôi khi, các PTF cũng thả các máy thâu thanh được bọc kỹ trong túi ny-lông không thấm nước tại các làng dọc theo duyên hải để dân chúng có thể nghe các đài phát thanh miền Nam như Tiếng Nói Tự Do, Mẹ Việt Nam, Gươm Thiêng Ái Quốc v.v...
Công tác bắt dân đánh cá để thực hiện
mục tiêu tuyên truyền được thực hiện lần đầu vào ngày 27 tháng 5 năm
1964. Trong chuyến công tác này gồm có một PTF và một Swift bắt một ghe
đánh cá tại vùng biển Đồng Hới. Sáu ngư phủ cùng với chiếc ghe được đưa
về Cù Lao Chàm gần Đà Nẵng. Tại đây, các ngư phủ được đối xử và cho ăn
uống tử tế trong suốt thời gian lưu trú để tuyên truyền. Tới ngày 2
tháng 6, các ngư phủ này được trả về vùng biển trước đây đã bị bắt cùng
với thuyền dánh cá của họ và một số quà như máy thu thanh mà người miền
Bắc gọi là “đài”, vải vóc, thực phẩm, đồ dùng bằng nhựa v.v...
Ngày 7 tháng 7, các chiến đĩnh bắt thêm 3
ghe và ngày 20 tháng 7 thêm 2 ghe khác. Sau này, các Swift không còn
đảm nhận công tác phía Bắc của vĩ tuyến 17 nên việc xét và bắt các ngư
phủ đều do các PTF thực hiện. Có lẽ vì các PTF có vận tốc nhanh và cũng
cao hơn Swift nên việc kéo ghe đánh cá không có người lái về Cù Lao Chàm
thường khiến ghe bị chìm nên sau này chỉ chỉ bắt người mà không kéo
ghe. Khi thả các ngư phủ, các chiến đĩnh mang theo các thuyền thúng và
thả họ tại vùng đã bị bắt trước đây.
Sau này, có tài liệu của Hoa Kỳ nói rằng
sau khi bắt ngư phủ, các PTF không kéo theo ghe đánh cá như trước mà để
lại đặt chất nổ rồi thả trôi để làm bẫy. Điều này hoàn toàn vô căn cứ.
Việc không kéo theo ghe đánh cá thật ra vì lý do thực tế nhiều hơn vì lý
do phá hoại. Thông thường ngư dân ngoài Bắc sống dưới chế độ Cộng Sản
đều rất nghèo đói, nên ghe đánh cá của họ rất mong manh và sơ sài, chỉ
có thể hành nghề tương đối gần bờ trong nhưng ngày biển êm. Vì vậy, ngay
cả với Swift là chiến đĩnh loại nhỏ cũng phải kéo rất cẩn thận với vận
tóc thật chậm, khoảng dưới 10 hải lý một giờ để tránh ghe bị chìm hoặc
bể. Đó là vùng gần vĩ tuyến 17 như Đồng Hới, Quảng Khê dân còn có ghe
tuy sơ sài để đánh cá. Xa hơn về phía Bắc như tại vùng Thanh Hóa, Nghệ
An, các ngư phủ nghèo đến độ không có còn có ghe mà họ phải dùng “mảng”
là một bè gồm nhiều thân cây tre cột lại với nhau bằng “lạt” tức là giây
làm bằng tre chẻ nhỏ. Dĩ nhiên, những “mảng” này không có máy mà chạy
bằng buồm và chèo. Buồm cũng không làm bằng vải mà làm bằng lá gồi hoặc
cói đan lại như chiếc chiếu. Cột buồm cũng làm bằng thân một cây tre
lớn. Khi hành nghề trên các “mảng” này, dân đánh cá lúc nào cũng bị ướt
vì mảng tuy nổi nhưng luôn luôn sâm sấp nước ngập tới cổ chân! Vì vậy,
dù có muốn kéo những “mảng” hay “bè” tre này cũng không được. Về y phục,
những người chủ ghe khá lắm mới có được quần áo vá chằng chịt không
biết mấy lớp. Đa số người trên mảng chỉ trùm một chiếc “áo tơi” cũng làm
làm bằng lá gồi cột lại. Dụng cụ đánh cá của họ là những sợi dây câu
cuốn vào ống tre chứ không có lưới.
Chúng tôi còn nhớ một lần xét ghe ngoài
khơi cửa Lạch Trường tức cửa bể Sầm Sơn gần Thanh Hóa. Hôm đó, vào
khoảng tháng 12, trời mưa phùn với gió Bấc thổi khá lạnh. Khi chiến đĩnh
lại gần thấy chiếc mảng trên có 5, 6 ngư phủ đầu đội nón lá, tay kéo
chặt chiếc áo tơi lá gồi, ngồi xổm co ro vào một góc như để tránh gió và
che chở lẫn cho nhau. Thấy có vẻ khả nghi, nhân viên xét ghe trên chiến
đĩnh dùng loa phóng thanh cầm tay (megaphone) ra lệnh cho những người
dưới mảng “đứng dậy, dơ tay lên”. Các ngư phủ trên mảng nhìn nhau có vẻ
bối rối, nhưng khi thấy toán xét ghe trên tầu chĩa súng xuống, họ phải
đứng lên và bỏ tay đang giữ chiếc áo tơi để đưa lên khỏi đầu. Lập tức,
những chiếc áo tơi lá không còn bị cầm giữ nữa tuột khỏi thân người, rơi
xuống mảng. Tất cả mọi người trên chiến đĩnh đều vô cùng ngạc nhiên khi
thấy các ngư phủ đều trần truồng, bên trong không mặc quần áo gì cả!
Khi đưa họ lên tầu, cho ăn uống no nê, hỏi ra mới biết theo “chỉ số”,
mỗi người dân chỉ được mua 2 thước vải quốc doanh một năm, mua vải chợ
đen thì không có tiền. Vì vậy khi đi biển, người nào có áo vá chằng vá
đụp đã là loại sang, còn đa số chỉ đánh chiếc áo tơi lá gồi để che mưa
nắng, còn quần áo để đành cho các dịp trọng đại khác.
Về công tác tâm lý chiến, một hạm trưởng thâm niên thuộc LLHT kể lại như sau:
“Trong năm 1967, chúng tôi thi hành một
kế hoạch tâm lý chiến đặc biệt. Trong gần ba tháng, chúng tôi bắt hơn
300 ngư dân từ Đồng Hới đến Thanh Hóa, cứ mỗi xã bắt hai người. Sau đó
đưa họ về Cù lao Chàm, nuôi họ mỗi ngày nửa con gà. Sau ba tháng, anh
nào anh nấy mập ú, da dẻ hồng hào. Chúng tôi thả họ về nguyên quán sau
đó để xem phản ứng của dân chúng cũng như chính quyền miền Bắc như thế
nào. Quả như chúng tôi nghĩ, trong sáu tháng sau, chúng tôi cố gắng bắt
lại vài ngư phủ này để khai thác, nhưng tìm mãi cũng chẳng được người
nào. Đến gần chín tháng mới bắt được một người, anh ta than thở: “Mấy
ông hại tui. Khi mấy ông thả tui về, chính quyền địa phương thấy tui mập
quá, đem nhốt cải tạo tư tưởng, đến bây giờ mới cho về.”
IX. PTF và Biến Cố Vịnh Bắc Việt
Trong thời gian Khu Trục Hạm Mađox của
Hải quân Hoa Kỳ bị tấn công tại vịnh Bắc Việt, công tác của chiến hạm có
lắm trùng hợp với những hoạt động của các PTF thuộc LLHT. Vì có nhiều
dư luận cho rằng các PTF và chiến hạm Mađox đã phối hợp để khiêu khích
Bắc Việt phải nhảy vào vòng hải chiến để Hoa Kỳ có cớ oanh tạc miền Bắc,
chúng tôi tóm tắt một số diễn tiến liên hệ để độc giả có thể tự tìm câu
trả lời.
1. Hoạt Động Của Khu Trục hạm Maddox
Sáng sớm ngày 31 tháng 7 năm 1964, Khu Trục Hạm Maddox (Đ 731) của Hải Quân Hoa Kỳ tới bờ biển Việt Nam, vùng ngang vĩ tuyến 17 để bắt đầu cuộc tuần tiễu dọc bờ biển Bắc Việt đặt tên là Desoto.
Sáng sớm ngày 31 tháng 7 năm 1964, Khu Trục Hạm Maddox (Đ 731) của Hải Quân Hoa Kỳ tới bờ biển Việt Nam, vùng ngang vĩ tuyến 17 để bắt đầu cuộc tuần tiễu dọc bờ biển Bắc Việt đặt tên là Desoto.
Tới trưa ngày 2/8, khi chiến hạm đang ở
vị trí cách bờ chừng 18 hải lý và cách Hòn Mê chừng 10 hải lý thì bị 3
ngư lôi đĩnh Bắc Việt mang số T-333, T-336 và T-339 tấn công bằng ngư
lôi. Kết quả cả 3 tầu Bắc Việt bị bắn hư hại nặng, Khu Trục Hạm Mađox
không bị thiệt hại.
Sang ngày 3/8, Khu Trục Hạm Maddox được
lệnh của Đô Đốc Johnson, Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội tiếp tục cuộc tuần tiểu
Desoto, nhưng lần này có thêm Khu Trục Hạm Turner Joy (Đ 971) tăng
cường. Theo phúc trình của Hải Quân Hoa Kỳ, khoảng 2134G ngày 4/8, hai
chiến hạm báo lại bị tầu Bắc Việt bị tấn công và bắt đầu khai hỏa vào
lúc 2139G, lúc đó mục tiêu cách khoảng 8,000 yards. Sau này, có nhiều
người cho rằng cuộc đụng độ lần thứ hai này không xảy ra.
2. Hoạt động của PTF trong thời gian có cuộc tuần tiễu Desoto
- Ngày 22/7/64, bốn chiến đĩnh gồm các PTF-3, PTF-4, PTF-5, PTF-6 chuẩn bị công tác đổ biệt kích đánh phá các trạm gác quân sự tại Hòn Mật và đài radar duyên phòng Vinh Sơn (gần hải cảng Bến Thủy, thành phố Vinh), nhưng công tác phá hoại bị thay đổi vào giờ chót vì không ảnh do phi cơ U-2 chụp vào lúc sáng sớm phát hiện 2 tầu Swatow của địch trong vùng Hòn Niếu và 3 chiếc khác tại vùng Hòn Mê nằm về phía Bắc của mục tiêu chừng 50 hải lý. Tuy nhiên, các PTF vẫn lên đường với nhiệm vụ tuần thám vùng duyên hải và chuẩn bị hải chiến với các tầu Bắc Việt thay vì đổ biệt kích phá hoại. Nhưng không rõ vì tin tức tình báo không chính xác hay tầu địch lẩn tránh, không thấy tầu địch nghênh chiến.
- Ngày 22/7/64, bốn chiến đĩnh gồm các PTF-3, PTF-4, PTF-5, PTF-6 chuẩn bị công tác đổ biệt kích đánh phá các trạm gác quân sự tại Hòn Mật và đài radar duyên phòng Vinh Sơn (gần hải cảng Bến Thủy, thành phố Vinh), nhưng công tác phá hoại bị thay đổi vào giờ chót vì không ảnh do phi cơ U-2 chụp vào lúc sáng sớm phát hiện 2 tầu Swatow của địch trong vùng Hòn Niếu và 3 chiếc khác tại vùng Hòn Mê nằm về phía Bắc của mục tiêu chừng 50 hải lý. Tuy nhiên, các PTF vẫn lên đường với nhiệm vụ tuần thám vùng duyên hải và chuẩn bị hải chiến với các tầu Bắc Việt thay vì đổ biệt kích phá hoại. Nhưng không rõ vì tin tức tình báo không chính xác hay tầu địch lẩn tránh, không thấy tầu địch nghênh chiến.
- Ngày 27/7/64, hai PTF đang yểm trợ cho
hai tầu Swift xét ghe tại một địa điểm ngoài khơi Vinh Sơn thì tầu
Swatow địch xuất hiện, có lẽ xuất phát từ căn cứ Quảng Khê ở cửa sông
Giang. Đã được chỉ thị đề phòng tầu địch tấn công bất ngờ từ trước, các
PTF hộ tống các tầu Swift tiến xa ra ngoài khơi rồi chuẩn bị nghênh
chiến nhưng các Swatow Bắc Việt không giám đuổi theo. Vì mục đích chính
của chuyến công tác là xét ghe chứ không phải chận đánh tầu địch nên các
PTF cũng trở về căn cứ mà không tham chiến.
- Ngày 30/7/64, một toán 4 chiến đĩnh
gồm các PTF-2, PTF-3, PTF-5 và PTF-6 lên đường công tác. Mục tiêu là đổ
toán đổ bộ lên các đảo Hòn Niếu và Hòn Mê để đặt chất nổ phá hoại các vị
trí quân sự. Hòn Mê nằm cách bờ chừng 12 cây số, vào khoảng vĩ độ 19 độ
Bắc, ngoài khơi của Lạch Tray (Sầm Sơn). Hòn Niếu nằm xa hơn về phía
Nam, ngoài khơi hải cảng Bến Thủy thuộc thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An)
cách bờ chỉ chừng 4 cây số.
Đây là một chuyến công tác rất gay go,
nhiều nguy hiểm vì phải đổ bộ biệt kích sâu trong lòng địch với tin tức
tình báo và không ảnh cho thấy tầu địch đang phục sẵn tại vùng mục tiêu.
Do đó, thủy thủ đoàn các PTF tham dự chuyến công tác đều được đặc biệt
tuyển chọn trong số những toán nhiều kinh nghiệm cũng như thiện chiến
nhất.
Vào khoảng gần nửa đêm 30/7, lúc 2315H,
các PTF đến điểm tập trung cuối cùng phía Đông Nam của Hòn Mê, tọa độ 19
độ Bắc, 106.16 độ Đông. Tại đây, toán chiến đĩnh chia làm 2 phân đội:
phân đội Bắc gồm các PTF-3 và PTF-6 hướng về mục tiêu Hòn Mê và phân đội
Nam gồm các PTF-5 và PTF-2 di chuyển tới mục tiêu Hòn Niếu.
Phân đội Bắc vùng mục tiêu là một địa
điểm phía nam Hòn Mê vào hồi 0021H ngày 31/7. Hòn Mê tuy gọi là một hải
đảo nhưng thật ra là một hòn núi lớn giữa biển với cây cối dầy đặc nên
rất khó quan sát những hoạt động trên đảo, nhất là vào ban đêm. Trên
đỉnh Hòn Mê với cao độ chừng 500 thước trên mặt biển, Bắc Việt đặt một
giàn hải pháo duyên phòng có thể bắn tới các mục tiêu trên biển cách xa
chừng 15 hải lý.
Hai chiến đĩnh thận trọng tiến vào mục
tiêu theo đúng đội hình đổ bộ, một chiếc canh phòng phía ngoài, chiếc
kia chở toán tới điểm đổ bộ cách bờ chừng 2,000 thước. Toán đổ bộ dự trù
sẽ đặt chất nổ phá hoại một tháp canh và các cơ sở quân sự trên đảo.
Trong lúc toán đổ bộ đang chuẩn bị thả xuồng cao su, thủy thủ đoàn dùng
ống nhòm quan sát thấy một chiếc Swatow của địch đang nằm sát trong bờ.
Cùng lúc đó, tầu địch khai hỏa trước bằng đại bác 37 ly và thượng liên.
Tuy bị tấn công trước nhưng các PTF phản pháo hữu hiệu làm im tiếng súng
địch chỉ sau vài phút giao tranh. Sự hiện diện của tầu địch tại Hòn Mê
không làm thủy thủ đoàn các PTF ngạc nhiên vì điều này chỉ xác nhận
những tin tức tình báo từ trước.
Vì đã bị lộ nên cuộc đổ bộ bắt buộc phải
hủy bỏ, các PTF chuyển sang kế hoạch dự phòng là bắn phá các mục tiêu
trên bờ bằng hải pháo cơ hữu 40 ly, 20 ly, 81 ly trực xạ và súng 57 ly
không giật của toán đổ bộ tăng cường. Đây là cuộc bắn phá các mục tiêu
trên bộ lần đầu tiên của các PTF trong khuôn khổ OPLAN 34A. Chỉ trong
vòng khoảng 20 phút, hỏa lực dữ dội của hai PTF-3 và PTF-6 đã hoàn toàn
phá hủy các mục tiêu chỉ định cùng nhiều ổ súng đại liên. Hoàn tất công
tác, hai chiến đĩnh rời vùng vào hồi 0048H. Sau này, theo tin tình báo
của Hoa Kỳ, một tầu Swatow mang số T-142 đến tăng cường toán phòng thủ
Hòn Mê cố gắng theo dõi hoạt động của toán PTF nhưng không giám tham
chiến. Tài liệu kiểm thính của Hoa Kỳ ghi nhận thuyền trưởng chiếc T-142
báo cáo về bộ chỉ huy viện cớ vận tốc của các PTF quá cao nên theo
không kịp nên phải bỏ cuộc. Có lẽ vì chiếc Swatow này ẩn trốn trong bờ
nên các PTF không phát hiện được.
Cùng lúc với các hoạt động diễn ra sôi
nổi tại Hòn Mê, hồi 0037H, các PTF thuộc phân đội Nam cũng tiến vào mục
tiêu là một đài truyền tin trên đảo Hòn Niếu, chỉ cách mục tiêu chừng
800 thước. Nhưng có lẽ vì được đồng bọn tại Hòn Mê báo động trước nên
toán phòng thủ Hòn Niếu chuẩn bị phản ứng. Thấy cuộc đổ bộ bất lợi, sĩ
quan trưởng toán phân đội Nam quyết định hủy bỏ cuộc đổ bộ, thay vào đó
điều động bắn phá mục tiêu bằng hải pháo trên PTF. Vì mục tiêu quá rõ
ràng và tương đối gần, đài truyền tin địch bị phá hủy chỉ trong vài loạt
đạn đầu tiên. Sau đó, các PTF chuyển xạ qua các mục tiêu phụ như những
cơ sở quân sự vá vị trí phòng thủ. Sau hơn nửa giờ bắn phá không còn
thấy địch bắn trả, các PTF-2 và PTF-5 rời vùng hành quân trở về căn cứ.
Phân đội Bắc về tới căn cứ Đà Nẵng vào
khoảng 10 giờ sáng ngày 31/7. Phân đội Nam về hơi trễ hơn, khoảng 11 giờ
sáng vì PTF-2 bị trục trặc máy móc sau một cuộc hành trình khá xa.
- Chiều ngày 3/7, bốn chiến đĩnh gồm
PTF-1, PTF-2, PTF-5 và PTF-6 rời căn cứ Đà Nẵng lên đường công tác. Mục
đích là bắn phá các mục tiêu dọc duyên hải Bắc Việt tại Mũi Vinh Sơn và
Cửa Ron gần thành phố Vinh, phía Bắc Vĩ tuyến 17 chừng 70 hải lý.
PTF-2 vì trục trặc máy móc giống như
chuyến công tác kỳ trước nên phải quay trở về. Tới khoảng 2300G, các
PTF-1 và PTF-5 dùng hải pháo bắn vào mục tiêu là đài radar Vinh Sơn
trong vòng 20 phút. Chiếc PTF-6 còn lại một mình hoạt động tại cửa sông
Gianh, bắn phá các mục tiêu trên bờ và một nhóm ngư lôi đĩnh Bắc Việt
tại cầu tầu căn cứ Hải Quân Quảng Khê. Một chiến đĩnh Bắc Việt rời bến
đuổi theo PTF-6 nhưng sau chừng 40 phút phải quay trở lại vì không theo
kịp. Sau khi hoàn tất công tác, các PTF về Đà Nẵng an toàn.
Trong cuộc tấn công vào Hòn Ngự và Hòn
Mê vào đêm 30 rạng 31/7, Bắc Việt không cho rằng chiến hạm Mađox đã tham
dự, nhưng trong cuộc bắn phá đêm 3 rạng 4/8, Bắc Việt ghi rõ rằng lực
lượng tấn công gồm 4 PTF từ Đà Nẵng và 2 Khu Trục Hạm Hoa Kỳ. Một trong
những lý do khiến Bắc Việt không nắm vững được số chiến đĩnh tham chiến
vì đài radar Vinh Sơn đã bị các PTF bắn hư hại năng không còn hoạt động
được.
X. Khả Năng Phòng Duyên Bắc Việt
Hệ thống phòng duyên của Bắc Việt gồm các tầu Hải Quân, ghe đặc công, các giàn radar và đại bác đặt dọc theo duyên hải.
Các tầu của Hải Quân Bắc Việt chỉ có khả
năng hoạt động trong vùng “nước nâu” dọc theo duyên hải. Theo tin tức
tình báo, vào thời đó, Hải Quân Bắc Việt có 4 Hộ Tống Hạm loại SO1, 12
Ngư Lôi Đĩnh P4 và mộ số Khinh Tốc Đĩnh loại Swatow.
Hộ Tống Hạm SO1, trọng tải chừng 250
tấn, do Nga Sô viện trợ, 2 chiếc vào năm 60-61 và 2 chiếc nữa vào năm
64-65. Tầu dài 140 ft, rộng 20 ft, máy loại diesel, vận tốc tối đa 28
gút, thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí gồm 2 giàn đại bác 25 ly đôi đặt
trước mũi và sau lái, ngoài ra còn có 4 giàn thủy lựu đạn dùng để chống
tầu ngầm. Vào ngày 1/2/66, một chiếc SO1 bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm, 3
chiếc còn lại bị hư hại hay bất khiển dụng nên không thấy xuất hiện. Đối
với các PTF nhẹ nhàng hơn, loại chiến hạm cũ kỹ tuy có hỏa lực khá mạnh
nhưng với vận tốc tương đối kém này không phải là mối lo ngại.
Ngư Lôi Đĩnh loại P4 có thể coi là lực
lượng chính đáng kể nhất của Hải Quân Bắc Việt, có thể gây thiệt hại cho
địch thủ lớn hơn. Chính ngư lôi đĩnh loại P4 này đã đụng độ với Khu
Trục Hạm Mađox vào ngày 2/8/64. Đây là loại tầu nhỏ, trọng tải chừng 50
tấn, dài 85 ft, rông 20 ft máy Diesel, vận tốc tối đa 40 gút. Vũ khí gồm
1 giàn thượng liên đôi đặt sau lái và 2 ống phóng ngư lôi đôi đặt hai
bên hông tầu. Mỗi quả ngư lôi mang đầu nổ 550 lbs TNT có thể đánh chìm
chiến hạm lớn. Tuy nhiên, tầm hữu hiệu của ngư lôi rất ngắn khiến ngư
lôi đĩnh phải vào các mục tiêu không quá 1 cây số. Radar thuộc loại 253
còn có tên là “Skinhead”, tầm rất ngắn chừng 15 hải lý trong thời tiết
tốt. Thông thường, P4 phải chạy với vận tốc cao để phóng ngư lôi nên ăng
ten radar phải hạ xuống để bớt cản gió và cũng để khỏi bị hư hại khi
tầu nhảy sóng. Tuy P4 có vận tốc khá cao nhưng vẫn còn kém xa PTF; hơn
nữa vũ khí chính là ngư lôi coi như không có hiệu quả đối với khinh tốc
đĩnh vừa nhỏ vừa nhanh, radar lại có tầm hoạt động ngắn hơn, hỏa lực chỉ
có thượng liên, vì vậy P4 không phải là đối thủ của PTF. Đa số các P4
đề đã bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm trong các cuộc oanh tạc
Khinh Tốc Đĩnh Swatow trọng tải 67 tấn, dài 83.5 ft, rộng 20 ft, vận tốc tối đa 40 gút. Vũ khí trang bị gồm 2 khẩu đại bác 37 ly đôi. Đây là một đối thủ khá ngang tay với PTF, nhưng PTF có vận tốc cao hơn nên Swatow khó lòng theo kịp. Một số khá lớn Swatow cũng đã bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm.
Trong những năm hoạt động, các vụ đụng độ giữa PTF và tầu phòng duyên Bắc Việt rất hiếm, nghe đâu chỉ có vài vụ. Một phần vì tiểu đĩnh Bắc Việt không giám ra xa bờ vì sợ bị phi cơ oanh tạc, phần khác vì thấy yếu thế. Một Hạm Trưởng PTF kể lại một vụ đụng độ hiếm có như sau:
Khinh Tốc Đĩnh Swatow trọng tải 67 tấn, dài 83.5 ft, rộng 20 ft, vận tốc tối đa 40 gút. Vũ khí trang bị gồm 2 khẩu đại bác 37 ly đôi. Đây là một đối thủ khá ngang tay với PTF, nhưng PTF có vận tốc cao hơn nên Swatow khó lòng theo kịp. Một số khá lớn Swatow cũng đã bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm.
Trong những năm hoạt động, các vụ đụng độ giữa PTF và tầu phòng duyên Bắc Việt rất hiếm, nghe đâu chỉ có vài vụ. Một phần vì tiểu đĩnh Bắc Việt không giám ra xa bờ vì sợ bị phi cơ oanh tạc, phần khác vì thấy yếu thế. Một Hạm Trưởng PTF kể lại một vụ đụng độ hiếm có như sau:
“Trong suốt 5 năm hoạt động, chúng tôi
chỉ chạm trán với các chiến đĩnh BV một lần vào đầu năm 1968. trong một
chuyến công tác do anh X. khóa 9 làm Phân đội trưởng, tôi đi vị trí 2,
Y. khóa tôi đi vị trí 3. Trên đường về đến Mũi Đào phía bắc Đồng Hới
khoảng 3 giờ sáng, radar phát hiện 3 đối vật từ trong bờ đang tiến đến
gần chúng tôi với vận tốc cao. Lập tức, anh X. báo cáo ra Đệ Thất Hạm
Đội, cho phân đội vào đội hình chiến đấu và tăng vận tốc lên 55 gút.
Theo đúng chiến thuật hải Quân, chúng tôi cố gắng vận chuyển vào đầu chữ
T để các khẩu trọng pháo có thể đồng loạt khai hỏa về phía hữu hạm.
Địch cũng cố gắng chiếm thế thượng phong. Cuối cùng, hai bên ở thế cài
răng lược. Địch khai hỏa trước, còn chúng tôi chỉ tác xạ khi còn cách độ
1000 yards.
Trong cuộc giao tranh ngắn ngủi, chiến
đĩnh của anh X. bị trúng đạn hư hại nhẹ, một số nhân viên bị thương. Hai
chiếc chúng tôi hộ tống chiến đĩnh bạn về hậu cứ an toàn, Trong những
ngày sau đó, tin tình báo cho biết lực lượng địch bị thiệt hại khá nặng
vì họ khai hỏa quá sớm, lại tập trung hỏa lực vào chiếc anh anh X. nên
bị hai chiến đĩnh của tôi và Y. bắn trúng.”
Ghe đặc công: Vì thấy các PTF thường
xuyên xét và bắt người trên các ghe đánh cá, Việt Cộng lợi dụng cơ hội
này dùng các loại ghe đặc công, bố trí sẵn vũ khí và chất nổ trà trộn
trong đám ghe đánh cá để phục sẵn. Khi PTF đến gần, địch bất thần bắn
B40 hay liệng chất nổ lên PTF. Tuy chiến thuật này đã vài lần gây thiệt
hại cho PTF, nhưng các tên đặc công đều bị bắn chết và thuyền bị đánh
chìm ngay tại chỗ.
- Radar Duyên Phòng: Bắc Việt đặt một số
các đài radar dọc theo duyên hải để theo dõi các PTF hoạt động ngoài
biển. Nhưng về sau, các đài radar này đều bị phá hủy hoặc bị phi cơ oanh
tạc thường xuyên nên không còn hoạt động hữu hiệu.
- Đại bác Phòng Duyên: Đây là những giàn
đại bác đặt trên đỉnh những hải đảo hay mũi đá cao dọc duyên hải để bắn
ra ngoài biển. Tầm bắn của những đại bác này khá xa, khoảng 15 hải lý.
Tuy bị bắn khá thường xuyên nhưng không có PTF nào bị trúng đạn. Đôi
khi, địch còn neo sẵn những ghe khá lớn ngoài biển tại những mục tiêu đã
được chấm sẵn tọa độ để làm mồi nhử. Khi các PTF tiến gần để chận xét,
pháo binh địch lập tức khai hỏa. Nhưng chiến thuật này cũng không mang
lại kết quả cụ thể nào. Tuy không bắn trúng PTF, nhưng đại bác phòng
duyên đã bắn trúng một số chiến hạm Hoa Kỳ là mục tiêu lớn hơn.
XI. Thiệt Hại
Trong suốt khoảng 8 năm hoạt động, thiệt hại của LLHT do địch gây ra coi như không đáng kể.
Về mặt chiến đĩnh, không có chiếc nào bị
chìm vì trúng đạn địch quân, chỉ có một số bị hư hại nhẹ. Tuy nhiên, có
một số bị mắc cạn. Điều này cũng dễ hiểu vì đa số những chuyến công tác
đều được thực hiện vào ban đêm, khá gần bờ trong một vùng duyên hải
không mấy quen thuộc. Tất cả những PTF mắc cạn sau đó đều bị phi cơ Hoa
Kỳ dội bom phá hủy để khỏi rơi vào tay địch quân. Cũng có trường hợp một
PTF bị chìm vì trúng hỏa tiễn của phi cơ Hoa Kỳ bắn lầm.
Về phương diện nhân sự, thiệt hại do
địch quân gây ra cũng rất nhẹ, chỉ có chừng vài chục người thương vong
trong số hàng ngàn chuyến công tác. Thiệt hại nhân mạng nặng nhất xảy ra
khi một PTF bị tầu bạn bắn lầm trong lúc tác chiến khiến 2 sĩ quan tử
thương.
XII. Một Số Ngộ Nhận Và Nghi Vấn Về Lực Lượng Hải Thuyền (LLHT)
Vì là một đơn vị Biệt Kích được ngụy
trang rất khéo léo, nên rất ít người biết rõ về tông tích nhân viên
LLHT. Nhiều khi ngay cả các bạn đồng đội phục vụ trong các đơn vị Hải
Quân thông thường cũng không rõ họ ở đâu, ngoại trừ có dịp đi công tác
tại vùng Đà Nẵng. Các chiến đĩnh thuộc LLHT cũng là nguồn gốc của nhiều
cuộc tranh luận khá sôi nổi, nhất là đối với những tác giả và người
không quen thuộc với Hải Quân.
Vì vậy, cho tới bây giờ, sau khi chiến
tranh chấm dứt đã gần 30 năm, cũng vẫn còn nhiều ngộ nhận và nghi vấn
liên quan tới LLHT. Ngay cả những nhân viên từng phục trong MACSOG cũng
như các tác giả Hoa Kỳ vẫn kể và viết lại lắm điều thiếu rõ ràng hoặc
không đúng sự thật. Đây không phải vì họ cố tình xuyên tạc, nhưng theo
nguyên tắc tình báo, mỗi người chỉ biết được phần nhiệm của mình nên ít
ai có được cái nhìn toàn bộ và trung thực.
Sau đây là những “sự thật” mà chúng tôi biết được về một số nghi vấn và ngộ nhận trong các sách vở Hoa Kỳ cũng như Việt Nam.
- Về Nhân Viên
Tác giả Anthony Austin, trong cuốn sách President's war nói rằng tuy có người Việt Nam trên các chiến đĩnh, nhưng không có ai thuộc HQVN hoặc mặc quân phục Hải Quân. Tất cả thủy thủ đoàn chiến đĩnh đều là dân “đánh mướn”.
Tác giả Anthony Austin, trong cuốn sách President's war nói rằng tuy có người Việt Nam trên các chiến đĩnh, nhưng không có ai thuộc HQVN hoặc mặc quân phục Hải Quân. Tất cả thủy thủ đoàn chiến đĩnh đều là dân “đánh mướn”.
Trong tài liệu “Maritime Operation” của
MACSOG cũng nói cho tới đầu năm 1964, vì không tuyển mộ được nhân viên
thuộc HQVN nên phải mướn nhân viên dân sự.
Trong cuốn sách “Tonkin Gulf and the
Escalation of Việt Nam War, tác giả là “Sử gia” Edwin Moise của Trường
Đại Học Clemson viết rằng: “có nhiều bằng chứng xác thực cho thấy thủy
thủ đoàn các chiến đĩnh Nasty thuộc HQVN và họ mặc quân phục trong khi
thi hành công tác” (There is good evidence that the Nasty boat crews
belonged to the South Vietnammese Navy and wore uniform while on
operation” (trang 15). Giáo Sư Moise cũng nói: “Hải Quân VNCH cho biết
đã tuyển lựa những nhân viên xuất sắc nhất để xung vào LLHT và đặc biệt
các sĩ quan đã chứng tỏ họ là những người xuất sắc... (trang 15) - (The
RVN Navy had said it was assigning the cream of its men to this program,
and the officers in particular were convinced they were the cream”.
Sự thật:
Kể từ khi LLHT được thành lập, thủy thủ đoàn của các chiến đĩnh đều thuộc HQVN, tuy nhiên, họ KHÔNG mặc quân phục HQ trong lúc đi công tác. Giáo Sư Moise đã nói đúng về nhân viên đều là những người xuất sắc.
Kể từ khi LLHT được thành lập, thủy thủ đoàn của các chiến đĩnh đều thuộc HQVN, tuy nhiên, họ KHÔNG mặc quân phục HQ trong lúc đi công tác. Giáo Sư Moise đã nói đúng về nhân viên đều là những người xuất sắc.
- Về Trang Bị Và Công Tác
Tác giả Điệp Mỹ Linh trong cuốn “Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Ra Khơi” viết: “Các khinh tốc đĩnh (PT - Motor Torpedo Boat) dài độ 80 feet, vỏ bằng nhựa, máy chạy bằng dầu cặn, được đóng tại Na Uy, vận tốc trên 50 hải lý một giờ. Các PT thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải có biệt danh là “Nasty” và “Swift”. Mỗi PT thường được trang bị: một súng cối 130 hoặc 81 ly, quay và nhắm được, đặt sau đài chỉ huy; hai đại liên 50 đôi đặt hai bên và một trọng pháo phòng không 40 ly, hai nòng, bắn tự động.” (trang 69). Cũng tại trang 69: “Sau khi thi hành công tác từ Bắc về, tinh thần và thể chất quân ta mệt mỏi, rã rời, PT Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thường bị PT Việt Cộng chận đánh, khoảng Hòn Cọp. PT Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng thường bị MiG Bắc Việt (bay từng cặp) phát giác bằng radar và dùng hỏa tiễn tầm nhiệt tấn công. Việt Cộng thường dùng loại tàu Kronstad, vận tốc độ 35 hải lý một giờ và loại P4, vận tốc 65 hải lý một giờ và trang bị 6 giàn đại liên 50 đôi để tấn công PT Nam Việt Nam”.
Tác giả Điệp Mỹ Linh trong cuốn “Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Ra Khơi” viết: “Các khinh tốc đĩnh (PT - Motor Torpedo Boat) dài độ 80 feet, vỏ bằng nhựa, máy chạy bằng dầu cặn, được đóng tại Na Uy, vận tốc trên 50 hải lý một giờ. Các PT thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải có biệt danh là “Nasty” và “Swift”. Mỗi PT thường được trang bị: một súng cối 130 hoặc 81 ly, quay và nhắm được, đặt sau đài chỉ huy; hai đại liên 50 đôi đặt hai bên và một trọng pháo phòng không 40 ly, hai nòng, bắn tự động.” (trang 69). Cũng tại trang 69: “Sau khi thi hành công tác từ Bắc về, tinh thần và thể chất quân ta mệt mỏi, rã rời, PT Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thường bị PT Việt Cộng chận đánh, khoảng Hòn Cọp. PT Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng thường bị MiG Bắc Việt (bay từng cặp) phát giác bằng radar và dùng hỏa tiễn tầm nhiệt tấn công. Việt Cộng thường dùng loại tàu Kronstad, vận tốc độ 35 hải lý một giờ và loại P4, vận tốc 65 hải lý một giờ và trang bị 6 giàn đại liên 50 đôi để tấn công PT Nam Việt Nam”.
Sự Thật:
- Các PTF vỏ bằng ván ép hoặc bằng nhôm, không phải bằng nhựa.
- Chỉ có PTF do Na Uy đóng có biệt danh là “Nasty”, còn “Swift” là biệt danh của PCF.
- PTF chỉ có súng cối 81 ly đặt TRƯỚC đài chỉ huy, không có súng cối 130 ly; còn PCF súng cối 81 ly mới đặt sau đài chỉ huy.
PTF không có đại liên 50, chỉ có đại bác
20 đặt bên hông. Đại bác 40 ly một nòng, không phải loại hai nòng. Quân
ta khi đi công tác về tuy hơi mệt mỏi sau một đêm thức trắng, nhưng
không đến độ “rã rời”.
PTF không “thường” bị PT Việt Cộng chận
đánh khoảng Hòn Cọp. Lý do vì đa số PT Việt Cộng đã bị đánh chìm; chiếc
nào còn lại chỉ lẩn trốn trong bờ, không giám nghênh chiến với các PTF
trội hơn về hỏa lực cũng như tốc độ, ngoài ra các PTF còn có thể gọi phi
cơ Hoa Kỳ trợ chiến khi cần. Chúng tôi còn nhớ trong chiến dịch “Double
Tango”, các PTF phong tỏa và pháo kích Hòn Cọp liên tiếp cả tháng trời,
không thấy có PT Bắc Việt nào chận đánh. Trong suốt 5 năm ở LLHT với
trên 100 chuyến công tác, chúng tôi cũng chưa hề nhìn thấy một PT Việt
Cộng nào bằng mắt thường. Ban đêm cũng chưa từng “phát hiện” (track)
được chiếc nào bằng radar. Theo chúng tôi được biết, trong hàng ngàn
chuyến công tác, chỉ có vài ba cuộc đụng độ giữa PTF và các PT Bắc Việt.
Bắc Việt gọi Hòn Cọp là Cồn Cỏ. Nói đến hòn đảo này, môt Hạm Trưởng PTF
cho biết:
“Trên Vĩ tuyến 17, ngoài khơi Vĩnh Linh
độ 30 hải lý là một hòn đảo nhỏ mà suốt ngày đài Hà Nội tuyên dương là
“Cồn Cỏ anh hùng”. Nơi đây có một đơn vị Hải Quân Bắc Việt trú đóng và
cũng có trang bị một số súng phòng duyên. Chỉ tội cho các đồng chí cán
binh phải ở trong tình trạng ứng chiến tháng này qua tháng nọ. Các chiến
đĩnh mỗi khi đi công tác về đều được lệnh tặng vài quả đạn vào đảo để
các đồng chí tỉnh ngủ. Các phi cơ Hoa Kỳ cũng dùng đảo này là nơi trút
hết bom đạn trước khi về căn cứ”.
- Tầu Kronstad tốc độ tối đa lý thuyết
chỉ lên đến khoảng 28 hải lý một giờ; Việt Cộng chưa chắc đã có loại tầu
này. Còn P-4 vận tốc tối đa 45 hải lý một giờ.
- Nghe đâu chỉ có một vài vụ phi cơ Bắc
Việt tấn công PTF. Ngoài ra, hỏa tiễn tầm nhiệt của phi cơ chỉ dùng cho
các mục tiêu trên không như trong các trận không chiến hoặc trên đất như
chiến xa. Đối với các mục tiêu trên biển, hỏa tiễn không-hải của Mig
chỉ là loại thông thường.
- Trang Bị Và Huấn Luyện
Tác giả Vương Hồng Anh trong bài “Biệt Hải và Hải Tuần: Trận chiến với CQ ở Duyên Hải” đăng trong Việt báo Kinh Tế ngày 3/12/99, viết: “... Các cố vấn Hải Quân SOG đã biến cải 12 giang tốc đĩnh Swift để xử dụng trong các cuộc hành quân bí mật. Với vận tốc 80 km/giờ, các giang tốc đĩnh được võ trang với đại bác 40 ly và các vũ khí nhẹ. SOG đã đưa thủy thủ đoàn giang tốc đĩnh và các biệt kích từ Long Thành đi huấn luyện xâm nhập bờ biển và oanh kích vùng cận duyên, các toán này được huấn luyện tại môt căn cứ bí mật ở phía nam gần Sài Gòn. Các giang tốc đĩnh đã tập dượt chạy ngoài khơi miền Nam Việt Nam xa bờ từ 100 đến 110 km để có thể tiến gần từ ngoài biển vào Bắc Việt vì con đường biển sát bờ rất đông thuyền bè qua lại khó lòng mà lọt và không bị theo dõi phát hiện”.
Tác giả Vương Hồng Anh trong bài “Biệt Hải và Hải Tuần: Trận chiến với CQ ở Duyên Hải” đăng trong Việt báo Kinh Tế ngày 3/12/99, viết: “... Các cố vấn Hải Quân SOG đã biến cải 12 giang tốc đĩnh Swift để xử dụng trong các cuộc hành quân bí mật. Với vận tốc 80 km/giờ, các giang tốc đĩnh được võ trang với đại bác 40 ly và các vũ khí nhẹ. SOG đã đưa thủy thủ đoàn giang tốc đĩnh và các biệt kích từ Long Thành đi huấn luyện xâm nhập bờ biển và oanh kích vùng cận duyên, các toán này được huấn luyện tại môt căn cứ bí mật ở phía nam gần Sài Gòn. Các giang tốc đĩnh đã tập dượt chạy ngoài khơi miền Nam Việt Nam xa bờ từ 100 đến 110 km để có thể tiến gần từ ngoài biển vào Bắc Việt vì con đường biển sát bờ rất đông thuyền bè qua lại khó lòng mà lọt và không bị theo dõi phát hiện”.
Sự Thật:
Swift không phải là GIANG Tốc Đĩnh mà là DUYÊN Tốc Đĩnh. Giang Tốc Đĩnh (Patrol, Boat River - PBR) là loại tầu nhỏ, vỏ bằng Fiberglass. Chiến đĩnh ngoài biển có thể hoạt động trong sông, nhưng ngược lại, các giang đĩnh khi ra biển rất dễ bị sóng đánh chìm, nhất là khi chạy xa bờ từ 100 đến 110 km. Các thủy thủ đoàn PTF và Swift đều được huấn luyện tại vùng biển Đà Nẵng. Hải trình các chuyến công tác cũng thường song song với bờ biển Bắc Việt, rất ít khi xa bờ tới 100 km.
Swift không phải là GIANG Tốc Đĩnh mà là DUYÊN Tốc Đĩnh. Giang Tốc Đĩnh (Patrol, Boat River - PBR) là loại tầu nhỏ, vỏ bằng Fiberglass. Chiến đĩnh ngoài biển có thể hoạt động trong sông, nhưng ngược lại, các giang đĩnh khi ra biển rất dễ bị sóng đánh chìm, nhất là khi chạy xa bờ từ 100 đến 110 km. Các thủy thủ đoàn PTF và Swift đều được huấn luyện tại vùng biển Đà Nẵng. Hải trình các chuyến công tác cũng thường song song với bờ biển Bắc Việt, rất ít khi xa bờ tới 100 km.
- Căn Cứ Hải Quân Việt cộng
Tác giả Vương Hồng Anh cũng viết về “Chuyến đột kích phá tàu CSBV ở Hòn Cọp” như sau: “Chuyến công tác đầu tiên là toán Người Nhái bí mật đột kích phá hoại tàu của quân CSBV ở Hòn Cọp...”
Tác giả Vương Hồng Anh cũng viết về “Chuyến đột kích phá tàu CSBV ở Hòn Cọp” như sau: “Chuyến công tác đầu tiên là toán Người Nhái bí mật đột kích phá hoại tàu của quân CSBV ở Hòn Cọp...”
Sự Thật:
Việt Cộng không có căn cứ Hải Quân tại Hòn Cọp và tại đây cũng không có bãi ủi hay chổ neo tầu. Căn cứ Hải Quân của VC gần Vĩ tuyến 17 nhất là Đồng Hới. Theo chỗ chúng tôi được biết, đây là chuyến công tác nhắm vào căn cứ Quảng Khê nằm ở cửa sông Gianh.
Việt Cộng không có căn cứ Hải Quân tại Hòn Cọp và tại đây cũng không có bãi ủi hay chổ neo tầu. Căn cứ Hải Quân của VC gần Vĩ tuyến 17 nhất là Đồng Hới. Theo chỗ chúng tôi được biết, đây là chuyến công tác nhắm vào căn cứ Quảng Khê nằm ở cửa sông Gianh.
- Thủy Thủ Đoàn
Những nhân viên Hoa Kỳ phụ trách việc huấn luyện có thực sự đi theo những chuyến công tác vượt vĩ tuyến 17 không? Mặc dù bị chính sách Hoa Kỳ nghiêm cấm, nhưng điều này có được tuyệt đối tôn trọng không? Theo Đại Tá Bucklew, Chỉ Huy Trưởng Toán Yểm Trợ Hành Quân Hải Quân chịu trách nhiệm về các nhân viên Hoa Kỳ hoạt động cho MACSOG, thì điều luật này thường hay bị vi phạm (habitually violated the prohibition). Sử gia Moise cũng phỏng vấn Đại Tá Bucklew về vấn đề này và viết trong cuốn sách của ông như sau: “Thực ra, Đại Tá Bucklew biết rằng không có trường hợp nào các PTF ở Đà Nẵng đi công tác mà không có nhân viên Hoa Kỳ đi theo. Ông nhớ ràng chính người Mỹ điều hành chiến đĩnh, trong khi nhân viên Việt Nam đi đóng vai trò phụ việc. Ông cũng nói là vào khoảng năm 1964, đã có đề nghị để sĩ quan và thủy thủ đoàn Việt Nam điều hành chiến đĩnh trong những chuyến công tác, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ vì người Việt Nam không đủ khả năng” (trang 16) - (Indeed, he is not aware of any cases in which the PTFs from Danang went on combat operation without American personnel aboard. His recollection is that the Americans were running the boat, with the Vietnamese along in what was essentially an apprenticeship role. He states that there were suggestions during 1964 that Vietnamese officers and men be given actual responsibility for handling the boats on combat missions, but that these suggestions had been opposed on the grounds that the Vietnamese did not have the skills”.
Những nhân viên Hoa Kỳ phụ trách việc huấn luyện có thực sự đi theo những chuyến công tác vượt vĩ tuyến 17 không? Mặc dù bị chính sách Hoa Kỳ nghiêm cấm, nhưng điều này có được tuyệt đối tôn trọng không? Theo Đại Tá Bucklew, Chỉ Huy Trưởng Toán Yểm Trợ Hành Quân Hải Quân chịu trách nhiệm về các nhân viên Hoa Kỳ hoạt động cho MACSOG, thì điều luật này thường hay bị vi phạm (habitually violated the prohibition). Sử gia Moise cũng phỏng vấn Đại Tá Bucklew về vấn đề này và viết trong cuốn sách của ông như sau: “Thực ra, Đại Tá Bucklew biết rằng không có trường hợp nào các PTF ở Đà Nẵng đi công tác mà không có nhân viên Hoa Kỳ đi theo. Ông nhớ ràng chính người Mỹ điều hành chiến đĩnh, trong khi nhân viên Việt Nam đi đóng vai trò phụ việc. Ông cũng nói là vào khoảng năm 1964, đã có đề nghị để sĩ quan và thủy thủ đoàn Việt Nam điều hành chiến đĩnh trong những chuyến công tác, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ vì người Việt Nam không đủ khả năng” (trang 16) - (Indeed, he is not aware of any cases in which the PTFs from Danang went on combat operation without American personnel aboard. His recollection is that the Americans were running the boat, with the Vietnamese along in what was essentially an apprenticeship role. He states that there were suggestions during 1964 that Vietnamese officers and men be given actual responsibility for handling the boats on combat missions, but that these suggestions had been opposed on the grounds that the Vietnamese did not have the skills”.
Cũng theo sử gia Moise, trong cuộc phỏng
vấn ngày 10/3/88, “Đô Đốc Roy L. Johnson, Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội kể từ
tháng 6/64, nhớ lại rằng thủy thủ đoàn Việt Nam đã chứng tỏ rằng không
tin tưởng được. Khi đi công tác ngoài Bắc, đôi khi họ chỉ chạy lòng vòng
vài tiếng đồng hồ ngoài biển rồi khai gian là đã hoàn thành công tác
giao phó. Do đó, thủy thủ đoàn người Hoa Kỳ đã phải được dùng để thay
thế người Việt Nam. Đô Đốc Johnson cũng “khá chắc chắn” rằng vào khoảng
tháng 8/64, thủy thủ đoàn Hoa Kỳ đã được dùng trong các công tác đột
kích duyên hải Bắc Việt. Nếu sự thay đổi không phải là vào lúc này thì
cũng chỉ ít lâu sau đó” (trang 16) - (Vice Admiral Roy L. Johnson,
commander of the U.S. Seventh Fleet starting in June 1964, recalls that
the Vietnamese crews had proved unreliable. When sent out to an
operation against the North, they sometimes just cruised around in
circles for a few hours off shore, and then filed a false report
claiming that they had conducted the assigned operation. Admiral Johnson
is “pretty sure” that American crews were used on raods against the
Nort Vietnamese coasts by August 1964; if the change had not come by
this time, it come soon after”.
Sự Thật:
Trong những chuyến công tác vượt vĩ tuyến 17 qua hải phận Bắc Việt, KHÔNG hề có người Mỹ đi theo. Việc thủy thủ đoàn người Hoa Kỳ đưa PTF ra Bắc công tác chỉ có trong trí tưởng tượng của ông Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội, vì lúc nào ông cũng nghĩ rằng chỉ có những thủy thủ của ông mới tin tưởng được. Trong nhiều trường hợp, thực tế đã chứng tỏ một hạm trưởng PTF thâm niên biết nhiều về chiến đĩnh và đáng tin tưởng hơn những “cố vấn” chân ướt chân ráo mới tới rất nhiều.
Trong những chuyến công tác vượt vĩ tuyến 17 qua hải phận Bắc Việt, KHÔNG hề có người Mỹ đi theo. Việc thủy thủ đoàn người Hoa Kỳ đưa PTF ra Bắc công tác chỉ có trong trí tưởng tượng của ông Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội, vì lúc nào ông cũng nghĩ rằng chỉ có những thủy thủ của ông mới tin tưởng được. Trong nhiều trường hợp, thực tế đã chứng tỏ một hạm trưởng PTF thâm niên biết nhiều về chiến đĩnh và đáng tin tưởng hơn những “cố vấn” chân ướt chân ráo mới tới rất nhiều.
Ngoài ra, các PTF khi đi công tác phải
theo hải trình vạch sẵn tới những “check point” vào đúng giờ giấc ấn
định để lực lượng bạn không ngộ nhận với tầu địch, vì vậy không hề có
chuyện chạy lòng vòng.
Về vấn đề “người Mỹ” này, một hạm trưởng phục vụ lâu năm tại LLHT cho biết như sau:
“LLHT có lẽ là đơn vị độc nhất của
QLVNCH mà trong 8 năm chiến đấu trong lòng địch không có một cố vấn Mỹ
nào đi theo, các cố vấn NAD chỉ có nhiệm vụ yểm trợ, tình báo, tiếp vận
và sửa chữa tầu. Tình cảm của họ đối với chúng tôi tất là sâu đậm. Đôi
khi một vài Sĩ Quan hay Hạ Sĩ Quan Mỹ nói đùa thế nào họ cũng đi công
tác với chúng tôi một lần. Không ngờ nói chơi mà hóa thật. Trong một
chuyến công tác do anh H. làm Phân Đội Trưởng, tôi đi vị trí hai. Vừa
qua khỏi vĩ tuyến 17 thì đột nhiên có hai anh chàng Hạ Sĩ Quan Trọng
Pháo Mỹ từ hầm tầu bước lên, mặt mày hớn hở tình nguyện đặt dưới quyền
chỉ huy của tôi trong chuyến công tác này. Tá hỏa, tôi báo cáo cho anh
H. xin quyết định. Anh H. báo cáo ngay về phòng hành quân; chỉ 10 phút
sau, lệnh khẩn cấp yêu cầu phân đội quay về hậu cứ ngay lập tức.
Vừa đến cầu tầu là đã thấy xe bít bùng
chở hai ông bạn Mỹ thích phiêu lưu lên phi trường về nước ngay lập tức.
Cũng vui là chuyện này chỉ xảy ra có một lần”.
Chúng tôi hy vọng những điều trình bày
trên đây, dù còn rất nhiều thiếu sót, đã làm sáng tỏ phần nào một số sự
thật liên quan đến Sở Phòng Vệ Duyên Hải và Lực Lượng Hải Tuần. Bài này
cũng nhằm mục đích vinh danh và ghi ơn các chiến sĩ Biệt Kích Hải Quân
đã nghe theo tiếng gọi của “Tổ Quốc Đại Dương”, không ngại ngần xông pha
ngoài biển Bắc.
Trần Đỗ Cẩm
No comments:
Post a Comment